Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 592
Hội đồng trường là một mô hình quản trị trường đại học tiên tiến, đã chứng tỏ tính hiệu quả qua những thành công của hệ thống giáo dục đại học Hoa Kì và nhiều nước khác trên thế giới. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của Hội đồng trường trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, bài viết đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối với mô hình này, đó là: 1/ Việc thành lập Hội đồng trường ở các trường đại học cần tiến hành từng bước vững chắc; 2/ Đổi mới mô hình quản trị trường đại học theo hướng chuyển từ chế độ thủ trưởng (hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo (Hội đồng trường); 3/ Thành viên Hội đồng trường phải đại diện cho những tiếng nói khác nhau từ doanh nghiệp và các tổ chức văn hóa - xã hội; 4/ Xác định rõ vai trò, mối quan hệ giữa Đảng ủy và Hội đồng trường; 5/ Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản; 6/ Hoạt động của Hội đồng trường phải gắn liền với việc thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 623
Quản lí đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu công việc trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp là vấn đề quan trọng, cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hình thành và phát triển. Bài viết đưa ra một số yếu tố tác động đến việc quản lí đào tạo nguồn nhân lực: (1) Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế, khoa học công nghệ, các yếu tố văn hóa - xã hội, các chủ trương, chính sách của Chính phủ; (2) Các yếu tố bên trong về cơ sở đào tạo, yếu tố liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trong khu công nghiệp, yếu tố liên kết, hợp tác trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực giữa các địa phương cho các khu công nghiệp. Từ đó, các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng quản lí đào tạo nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 415
Siêu nhận thức được coi là một quá trình quản lí, kiểm soát kiến thức của sinh viên, ứng dụng sự nhận thức, phân tích và đánh giá việc học hay các hoạt động khác. Trong môn Xác suất và Thống kê ở trường đại học giảng viên có nhiều điều kiện để rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng siêu nhận thức, góp phần phát triển tư duy. Qua đó, sinh viên lên kế hoạch, kiểm soát, đánh giá quá trình học của mình và dần trở thành người có tư duy chiến lược. Bài viết trình bày về siêu nhận thức, một số kĩ năng siêu nhận thức, vận dụng các ý tưởng đó trong dạy học và dạy học một số kĩ năng siêu nhận thức thông qua bài toán tính xác suất bằng các công thức xác suất.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,211
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, dạy chính khóa trong nhà trường bị giới hạn bởi thời gian, học sinh thường chỉ được học lí thuyết, giáo viên cũng ít có cơ hội để mở rộng kiến thức và phát triển năng lực cho học sinh... Với vai trò và ưu thế của mình, hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần khắc phục những hạn chế này, học sinh có cơ hội được mở rộng kiến thức, học trải nghiệm, vui chơi... Căn cứ vào nguyên tắc và quy trình xây dựng hoạt động ngoại khóa, bài viết đề xuất một số hình thức hoạt động ngoại khóa gắn với từng nội dung cụ thể của chương trình Sinh học 10. Những đề xuất này có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên trong xây dựng các hoạt động ngoại khóa gắn với dạy học Sinh học 10. Để tổ chức hoạt động ngoại khóa có hiệu quả cần lên kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo, đảm bảo hài hòa giữa hoạt động vui chơi với mở rộng, củng cố kiến thức môn học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 503
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trước những thay đổi của môi trường xã hội và kinh tế đất nước, mục tiêu này đang tạo thách thức mới cho các cơ sở đào tạo hệ đại học. Để vượt qua mọi thách thức trong phát triển, hội nhập, khẳng định vị trí đào tạo nguồn nhân lực trí thức chất lượng cao, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, hòa nhịp chung trong bước chuyển đổi mới của toàn hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là bước chuyển tích cực trong đào tạo hệ đại học, Học viện Chính trị Khu vực I nhanh chóng bước vào lộ trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học bên cạnh việc nâng cao chất lượng hệ cao cấp lí luận chính trị. Bài viết trình bày đến các yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục đại học, đồng thời có những câu hỏi mở, trăn trở về hướng nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Học viện Chính trị Khu vực I trước chủ trương phân tầng đại học, trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XXI.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 511
Hiện nay, nhiều câu khẩu hiệu giáo dục phản ánh những vấn đề liên quan đến thực tiễn giáo dục và xã hội của Việt Nam. “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Vì tất cả học sinh”, “Vì học sinh tất cả”... vừa là những biểu ngữ nổi bật, vừa là những khẩu hiệu giáo dục có giá trị dẫn dắt và cổ động rất rõ ràng. Suy nghĩ một cách tỉ mỉ những khẩu hiệu giáo dục này nhắc nhở và hiệu triệu mọi người quan tâm đến học sinh, chú trọng học sinh, coi học sinh là chủ thể, thể hiện tinh thần “toàn tâm toàn ý vì học sinh phục vụ”, nhưng thực hiện được thì rất khó. Những khẩu hiệu này có thể trở thành tiêu chuẩn tham khảo cho hành động giáo dục, nhưng không thể nào trở thành kim chỉ nam cho hành động hoặc nguyên tắc cơ bản của công tác giáo dục.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 946
Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011-2020 đã xác định đổi mới quản lí giáo dục được coi là giải pháp đột phá. Bài viết đề cập đến những vấn đề lí luận về lãnh đạo và quản lí giáo dục ở cấp độ vĩ mô, trong đó nhấn mạnh đến mô hình “quản lí công mới”. Hiện nay, ở Việt Nam, lãnh đạo và quản lí giáo dục cần theo định hướng mô hình quản lí công mới để hệ thống giáo dục quốc dân vận động tích hợp giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để chuyển đổi mô hình lãnh đạo, quản lí nhà nước về giáo dục sang mô hình quản lí công mới, cần có những đổi mới về: Tư duy giáo dục, đặc biệt là tư duy quản lí và lãnh đạo giáo dục; Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục và cơ chế quản lí phù hợp với nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học; Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Đổi mới cơ chế tài chính, học phí và xã hội hóa giáo dục.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 418
Bài viết cung cấp bức tranh cơ bản về kết quả Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của học sinh Việt Nam qua ba lĩnh vực Toán học, Khoa học, Đọc hiểu ở hai chu kì PISA 2012, 2015 và phân tích rõ kết quả PISA của học sinh Việt Nam theo giới tính học sinh, vị trí trường đóng, loại hình trường cũng như sự thay đổi về kết quả PISA qua hai chu kì. Ngoài ra, tác giả còn trình bày một số thông tin về sự khác biệt của hệ thống giáo dục Việt Nam so với các quốc gia/ vùng kinh tế OECD và một số lưu ý về mặt chính sách, giải pháp thiết thực để cải tiến chất lượng giáo dục của Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 480
Môn Giáo dục công dân có vị trí xác định trong chương trình nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc hình thành ở học sinh hành vi có trách nhiệm của người công dân tương lai đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân trong các nhà trường đang còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có những thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Bài viết đề cập đến: 1/ Vai trò của phương pháp dạy học trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học; 2/ Sử dụng các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay; 3/ Một số giải pháp khắc phục việc dạy học môn Giáo dục công dân.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,614
Bài viết tập trung phân tích ý kiến đánh giá của phụ huynh về thực trạng các biện pháp phát triển năng lực giáo dục con mà các bậc phụ huynh đang sử dụng trong giai đoạn hiện nay. Kết quả cho thấy, có nhiều biện pháp đã được các bậc phụ huynh tiếp cận với các mức độ khác nhau. Các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con, có nhu cầu phát triển năng lực giáo dục của mình và đã có ý thức tìm kiếm những biện pháp giúp phát triển năng lực giáo dục con. Tuy nhiên, mức độ tham gia chưa nhiều và chưa thường xuyên. Bài viết cũng chỉ ra những ưu điểm cùng hạn chế của từng biện pháp và đưa ra những đề xuất cụ thể để việc triển khai những biện pháp này được hiệu quả hơn.