Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,495
Truyện tranh là một bước khởi đầu quan trọng trên con đường trẻ đến với đọc. Nó cũng như là một nguồn để trẻ luyện khả năng nghe, nhìn, cầm, nắm và tương tác với sách cũng là một phần của một chương trình giáo dục trẻ mầm non có chất lượng tốt”. Hình thành khả năng đọc thông qua truyện tranh là một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non, giúp trẻ tự tin về lĩnh vực ngôn ngữ khi trẻ bước vào lớp Một. Bài viết đưa ra kết quả khảo sát thực trạng việc sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc cho trẻ ở một số trường mầm non ở Hải Phòng hiện nay. Kết quả khảo sát này là cơ sở thực tiễn để giáo viên có những định hướng để đề xuất các biện pháp cần thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của việc sử dụng truyện tranh hình thành khả năng đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,276
Giáo dục chính chị tư tưởng cho đảng viên là một trong những nội dung cơ bản được nhấn mạnh tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII. Thực hiện chỉ Đạo của Đảng, Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động có tính đổi mới, sáng tạo trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, trong đó có chuyển đổi hình thức tập huấn, giáo dục từ trực tiếp sang trực tuyến, phù hợp với bối cảnh đại dịch COVID-19 trong những năm qua. Kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã có kết quả tốt, thể hiện thông qua sự đoàn kết, gắn bó, vì mục tiêu phát triển của nhà trường. Tất cả các đảng viên quán triệt tinh thần có lí tưởng cách mạng vững vàng; công tác phát triển Đảng được thực hiện tốt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là trí thức, không chỉ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mà còn cho đội ngũ đảng viên nói chung trong cả nước. Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thể là bài học kinh nghiệm, tham khảo cho các đơn vị cơ sở đảng khác.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,891
Chương trình Ngữ văn 2018 cấp Trung học cơ sở đến nay đã thực hiện được 2 năm (lớp 6). Hiện tại, môn Ngữ văn có ba bộ sách là: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Thực tế dạy học môn Ngữ văn 6 ở ba bộ sách nói trên đã nảy sinh vấn đề cần xây dựng bộ tiêu chí để đảm bảo sự thống nhất trong cách đánh giá các kĩ năng đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nói và nghe cho cả ba bộ sách. Dựa vào các yêu cầu cần đạt về kĩ năng nói và nghe của lớp 6 trong chương trình Ngữ văn lớp 6 (2018), dựa vào đặc trưng của kiểu bài nói nghe, bài viết thiết kế quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng nói và nghe trong môn Ngữ văn lớp 6 và minh hoạ kiểu bài kể về một trải nghiệm đáng nhớ với bản thân. Các quy trình thiết kế tiêu chí đánh giá kĩ năng nói và nghe gồm 6 bước: Bước 1: Phân tích các yêu cầu cần đạt về kĩ năng nói trong môn Ngữ văn 6; Bước 2: Xác định nội dung đánh giá; Bước 3: Xác định nhiệm vụ đánh giá; Bước 4: Xác định tiêu chí đánh giá; Bước 5: Xác định mức chỉ báo và nội dung mức chỉ báo; Bước 6: Kiểm tra, chỉnh sửa. Dựa vào các bước trong quy trình chung này, giáo viên có thể vận dụng để xây dựng tiêu chí đánh giá từng kiểu bài nói nghe ở lớp 6. Quy trình này cũng có thể vận dụng vào các kiểu bài nói và nghe trong Chương trình Ngữ văn lớp 7, 8, 9.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 7,315
Một trong những nhiệm vụ chiến lược, then chốt của các cơ sở giáo dục là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay. Để làm được điều đó, sự hài lòng trong công việc là vấn đề được sự quan tâm lớn của các nhà quản lí và quản trị nhằm tạo ra động lực làm việc cho người lao động bởi động lực này có tác động đến năng suất lao động và hiệu suất của các tổ chức. Trong giáo dục tiểu học, sự hài lòng trong công việc của giáo viên có thể ảnh hưởng cả đến sự tiến bộ và thành công của học sinh. Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của giáo viên tiểu học tại Hà Nội dựa trên kết quả khảo sát 400 giáo viên trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của giáo viên tiểu học tại Hà Nội theo mức độ tăng dần: 1) Chính sách nhà trường, 2) Thu nhập từ công việc, 3) Đặc điểm công việc, 4) Môi trường làm việc. Từ đó, nhóm tác giả xuất một số khuyến nghị giúp các nhà quản lí giáo dục tìm ra giải pháp mang tính chiến lược từng bước ổn định và phát triển nguồn lực giáo viên là công việc cần thiết
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,385
Giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên tiếp cận tham gia nhằm khuyến khích trẻ biết tự bày tỏ quan điểm, ra quyết định, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình nhằm hình thành ở trẻ khả năng thích ứng tốt trong cuộc sống. Giáo dục tính tự lập cho trẻ có thể tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non nhằm thúc đẩy quá trình tham gia của trẻ, từ đó hình thành các năng lực cần thiết để trẻ thích ứng tốt hơn trong cuộc sống. Hiện nay, việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên tiếp cận tham gia còn chưa được quan tâm nhiều nên mức độ biểu hiện tính tự lập của trẻ chưa cao. Vì vậy, cần thiết phải áp dụng các biện pháp như giáo dục trẻ tự thực hiện nhiệm vụ, khả năng xác định các công việc cụ thể, khả năng tự nhận xét về hiệu quả công việc và hình thành sự tự tin ở trẻ.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,770
Giáo dục Toán ở Việt Nam đang hướng đến đổi mới mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Do đó, một trong những yêu cầu đối với giáo viên dạy Toán ở trường trung học phổ thông là thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Bài viết trình bày các quan điểm về năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết đề xuất quy trình thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực qua một bài học cụ thể.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,299
Giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng ứng phó trong tình huống nguy hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội đã được gia đình, nhà trường quan tâm trong thời gian qua. Giáo dục kĩ năng thoát hiểm giúp học sinh có được những kiến thức cần thiết, hình thành năng lực để giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Trong các trường tiểu học ở Hà Nội, giáo dục kĩ năng thoát hiểm được tổ chức thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, được tích hợp, lồng ghép vào các bài học, môn học hoặc thông qua hoạt động trải nghiệm. Giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, vẫn tồn tại những bất cập trong giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học ở Hà Nội như: nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, các điều kiện đảm bảo và các lực lượng tham gia giáo dục… Bài viết phân tích sự cần thiết và đánh giá thực trạng giáo dục, từ đó kiến nghị nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,240
Chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học với chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Chương trình, Sách giáo khoa 2018 triển khai trong bối cảnh vô cùng khó khăn, đúng lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022, triển khai ở khối lớp 6. Bài viết trình bày thực trạng triển khai Chương trình, Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 6 từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức thực hiện, giám sát hỗ trợ và đưa ra một số giải pháp để việc thực hiện Chương trình, Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân ở khối lớp 6 và các khối lớp tiếp theo đạt hiệu quả.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,440
Môn Tiếng Trung Quốc giao tiếp đa phương tiện là môn học mới có tính ứng dụng cao. Môn học được giảng dạy thông qua các tư liệu nghe - nhìn theo chủ đề nhằm cung cấp những kiến thức chân thực về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội Trung Quốc. Qua môn học, sinh viên có thể nâng cao khả năng tổng hợp nội dung, trình bày và bảo vệ quan điểm cá nhân về vấn đề liên quan bài học, kĩ năng làm việc nhóm và khả năng sáng tạo, đồng thời có thể sử dụng một số phương tiện cơ bản vào việc truyền tải nội dung giao tiếp. Tác giả bài viết tập trung phân tích quy trình áp dụng một số phương pháp dạy học hiện đại và quy trình thực hiện các hoạt động cụ thể trong môn học nhằm tối ưu hóa tài liệu giảng dạy, khơi dậy sự hứng thú hăng say học tập cho người học, phát huy tối đa năng lực của người học, giúp người học phát triển kĩ năng giao tiếp một cách toàn diện. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hành động, phương pháp điều tra thống kê, tác giả khảo sát, phân tích phản hồi của người học trước và sau khi học môn học, kết hợp đánh giá kết quả đầu ra của môn học nhằm làm rõ hiệu quả của việc áp dụng kết hợp các phương pháp mới vào môn học.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 252
Vai trò của thư viện trường học rất quan trọng, đóng góp nhiều vào sự thành công của giáo dục, như có thể thấy trong Tuyên ngôn về Thư viện Trường học của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp quốc (UNESCO): Thư viện trường học cung cấp thông tin và ý tưởng cơ bản để hoạt động thành công trong xã hội đang hình thành và dựa trên tri thức ngày nay và thư viện trường học trang bị cho học sinh các kĩ năng học tập lâu dài và phát triển trí tưởng tượng để các em sống như những công dân có trách nhiệm. Nội dung đề cập và đến một số nghiên cứu của Indonesia và Anh đối với sự phát triển của thư viện trường học, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức thư viện trường học ở Việt Nam