Danh sách bài viết

Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,019
Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách có hệ thống các công trình (bài báo) được đăng tải trên cơ sở dữ liệu Web of Science (WoS) và Scopus có liên quan đến các chủ đề “Năng lực giáo dục STEM”, “Phát triển năng lực giáo dục STEM”, “Chương trình đào tạo năng lực giáo dục STEM”. Nhóm tác giả đã lựa chọn được 40 bài báo có liên quan đến các vấn đề trên nhằm: 1) Phân tích những quan điểm về các thành tố năng lực giáo dục STEM của giáo viên, các yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực giáo dục STEM; 2) Đánh giá các phương pháp tiếp cận, các mô hình phát triển năng lực giáo dục STEM cho sinh viên/ giáo viên; 3) Đánh giá bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực giáo dục STEM của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 654
Chuyên đề “Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học” ở lớp 12 thể hiện rõ định hướng tích hợp văn học với các loại hình nghệ thuật khác trong dạy học Ngữ văn với những yêu cầu và nội dung dạy học lần đầu tiên được đưa vào Chương trình Ngữ văn 2018. Chuyển thể tác phẩm văn học, theo lí thuyết liên văn bản, có thể hiểu là sự chuyển dịch từ hệ thống ngôn ngữ - kí hiệu của loại hình nghệ thuật văn học (tác phẩm văn học) sang hệ thống ngôn ngữ - kí hiệu của loại hình nghệ thuật khác (hội họa, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu…). Dù chuyển thể trung thành hay không trung thành với tác phẩm văn học gốc, tác phẩm chuyển thể vẫn phải có những thay đổi nhất định so với nguyên tác để phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật khác văn học. Bài viết đưa ra gợi ý về một số định hướng dạy học chuyên đề “Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học” cho học sinh lớp 12 theo Chương trình Ngữ văn 2018. Các định hướng dạy học gợi ý tập trung vào hai nội dung kiến thức trọng tâm: 1/ So sánh tác phẩm văn học và tác phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn học; 2/ Cách chuyển thể một tác phẩm văn học.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 531
Giáo dục là quốc sách trong các chiến lược phát triển của nước ta. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt nhằm thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà. Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII khóa XI đã bàn sâu về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm hướng tới xây dựng một nền giáo dục phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Để làm được điều này, chúng ta rất cần một triết lí giáo dục có tính định hướng cho sự phát triển giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, có một thực tế là chúng ta đang gặp khó khăn trong việc xác định một triết lí giáo dục phù hợp với bối cảnh mới của đất nước cũng như thế giới. Nếu không có những biện pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục Việt Nam sẽ khó theo kịp được sự phát triển cũng như khó đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, kiểm định chất lượng giáo dục được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách liên tục cải thiện, đổi mới, tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 342

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông hiện nay là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường phổ thông thành phố Châu Đốc. Bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang về các mặt: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; Thực trạng về quản lí lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; Thực trạng về quản lí lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; Thực trạng về quản lí tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; Thực trạng về quản lí chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; Thực trạng về quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang để thấy được những mặt mạnh và hạn chế, từ đó tác giả đề xuất sáu biện pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các nhà trường.

Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 547
Bài viết tổng quan một số quan niệm về năng lực số của các học giả trong nước và quốc tế. Nội dung bài viết đề cập đến những yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở đối với việc phát triển năng lực số cho học sinh. Bên cạnh đó, bài viết chỉ ra những cơ hội có thể tích hợp, phát triển một số biểu hiện của năng lực số trong môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở, đồng thời minh họa bằng một kế hoạch bài dạy phân môn Lịch sử ở lớp 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Với những thông tin đó, bài viết mong muốn các nhà nghiên cứu và các giáo viên nhìn nhận cụ thể về khả năng phát triển năng lực số cho học sinh không chỉ ở môn Tin học mà còn phát triển năng lực số cho học sinh qua các môn học khác.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,052
Nghiên cứu này vận dụng tiếp cận STEAM để thiết kế và tổ chức một số chủ đề dạy học Địa lí tự nhiên cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần thực nghiệm sư phạm, khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với quan sát là những phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả chỉ ra rằng: Các chủ đề Địa lí tự nhiên được thiết kế và tổ chức theo tiếp cận STEAM có tác động tích cực đến việc phát triển năng lực cho sinh viên. Người học đánh giá cao hiệu quả của tiếp cận này trên các phương diện: Mức độ đạt được mục tiêu bài học; Hình thành năng lực STEAM; Khả năng vận dụng STEAM trong tổ chức chủ đề Địa lí; Mức độ nhận thức về STEAM.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 524
Giáo dục STEM ở cấp Trung học học phổ thông đang triển khai giảng dạy thí điểm ở nước ta, việc tiếp cận mô hình dạy học STEM được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập, phân tích làm rõ tri thức về đối tượng của phương pháp luận Toán học: Đối tượng của Toán học, mối liên hệ của Toán học với các khoa học khác và liên hệ Toán học với thực tiễn; Đặc biệt là, xây dựng các khái niệm chức năng thành tố của chức năng môn Toán, khai thác chức năng thành tố của chức năng môn Toán để làm rõ nguyên nhân Toán học xâm nhập vào các khoa học khác như: Vật lí và một số khoa học khác, giải thích hiện tượng trong các khoa học khác và thực tiễn cuộc sống; khai thác và vận dụng tri thức toán tiềm ẩn trong các tri thức khoa học, kĩ thuật, công nghệ nhằm góp phần vào định hướng thiết kế dạy học môn Toán trong mô hình giáo dục STEM trong Chương trình Trung học phổ thông và giải quyết các vấn đề có nội dung STEM.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 781
Quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo Thông tư số 32 đã đề cập đến quản lí chất lượng giáo dục phổ thông trong việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Để quản lí chất lượng hiệu quả, văn hóa chất lượng là công cụ/phương pháp không thể thiếu nhằm thực hiện triết lí cải tiến chất lượng liên tục và phát triển văn hóa chất lượng là điều kiện tất yếu để thực hiện thành công mô hình quản lí chất lượng đối với quá trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và góp phần thực hiện thành công hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông. Bài viết khảo sát, đánh giá và so sánh nhận định về nội dung bốn chức năng phát triển chất lượng (theo mô hình PDCA) giữa cán bộ quản lí và giáo viên trong các trường trung học cơ sở công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi 161 cán bộ quản lí và 1.062 giáo viên, phỏng vấn 25 cán bộ quản lí và 37 giáo viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ nhận định của cán bộ quản lí và giáo viên về nội dung phát triển văn hóa chất lượng.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 705
Sự phát triển thần tốc của công nghệ trong những năm gần đây đã tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục. Những mô hình dạy học mới xuất hiện thúc đẩy việc dạy và học trở nên năng động hơn, mang đến cho con người nhiều cơ hội học tập đa dạng được cung cấp bởi các chuyên gia giáo dục và công nghệ. Bài viết giới thiệu khái quát về mô hình dạy học kết hợp được đề xuất bởi Badrul Huda Khan, tập trung lí giải thành tố sư phạm - một trong những thành tố quan trọng của mô hình trên cơ sở phân tích yêu cầu đổi mới các yếu tố của quá trình dạy học gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và xem xét nhu cầu của người học.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 835
Trên cơ sở phân tích khung lí luận cơ bản về quản lí hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi, nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát thực trạng quản lí và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại 10 trường mầm non ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Qua phương pháp nghiên cứu đa chiều, bao gồm quan sát, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn với 35 cán bộ quản lí giáo dục và 115 giáo viên từ các trường mầm non được chọn, nghiên cứu phát hiện ra sự công nhận đáng kể từ phía giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học trong việc thúc đẩy sự phát triển nhận thức, cảm xúc và xã hội cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, những thách thức về nguồn lực, đào tạo chuyên môn và tích hợp chương trình giáo dục vẫn còn là những rào cản đối với việc thực hiện hiệu quả. Nghiên cứu là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo đề xuất các điều chỉnh chính sách, phân bổ nguồn lực và chương trình đào tạo giáo viên nhằm tối ưu hóa các hoạt động khám phá khoa học trong giáo dục mầm non.