Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 245
Dự án “Nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên thông qua các hình thức, phượng tiện và ngôn ngữ sáng tạo khác nhau bằng các nguồn tài nguyên dựa trên nghệ thuật” là một chương trình phát triển chuyên môn thông qua các nhóm hoạt động giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học và Trung học cơ sở ở 03 Sở Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam, bao gồm Quảng Ninh, Bắc Ninh và Ninh Thuận. Dự án được tài trợ bởi Hội đồng Anh và được thực hiện với sự hợp tác giữa Đại học Glasgow, Vương quốc Anh và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Bài viết đề cập đến một số nghiên cứu liên quan đến nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên tiếng Anh, về mô hình nhóm hoạt động giáo viên. Đồng thời, bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về tình hình phát triển chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh tại các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh và Ninh Thuận trong giai đoạn 2017-2021 cùng như kết quả khảo sát ban đầu với các giáo viên tham gia dự án về quan điểm của họ với cơ hội phát triển chuyên môn, về sự hợp tác giữa các đồng nghiệp trong các nhóm hoạt động giáo viên.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 562
Hình học không gian là nội dung khó dạy và khó học. Vì vậy, việc nghiên cứu để đề xuất các định hướng nhằm giảm khó khăn cho giáo viên và học sinh là điều cần thiết. Bài viết phân tích hình học không gian trên các phương diện: cấp độ nhận thức; chương trình, từ đó đề xuất các định hướng dạy học hình học không gian.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 272
Nội dung giáo dục của địa phương cấp Trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã và đang được các địa phương triển khai tổ chức thực hiện tại các nhà trường. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm phân tích, đánh giá thực trạng việc xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, từ đó có những định hướng giải pháp phù hợp cho việc triển khai trong những năm học tiếp theo. Phân tích khung chương trình và tài liệu Giáo dục địa phương lớp 6 của 9 tỉnh cho thấy, việc biên soạn tài liệu và triển khai đã có những kết quả bước đầu, tuy nhiên chưa có sự thống nhất về khung nội dung cơ bản giữa các địa phương. Tài liệu của các địa phương cũng chưa có sự thống nhất về cấu trúc, số lượng chủ đề. Bài viết đề xuất một số giải pháp cụ thể như: (1) Hướng dẫn xây dựng chương trình giáo dục địa phương theo một khung thống nhất chung, từ đó mỗi địa phương căn cứ vào đặc điểm tỉnh mình sẽ đưa nội dung giáo dục phù hợp; (2) Hướng dẫn xây dựng cấu trúc tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 291
 
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 274
Vật lí là môn học thực nghiệm. Để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới thì thí nghiệm phải cần thiết được đẩy mạnh, phát triển ở các trường học phổ thông hiện nay. Do nhiều nguyên nhân nên các thí nghiệm truyền thống chưa đáp ứng hết các nhu cầu thực hành, tìm tòi, khám phá của giáo viên và học sinh. Với đặc điểm ưu việt, phòng thí nghiệm ảo đã đáp ứng được nhu cầu thí nghiệm, mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài viết này đã cung cấp những khái niệm liên quan, cách thức, mức độ sử dụng và xu hướng phát triển của phòng thí nghiệm ảo trên thế giới từ đó rút ra bài học về sử dụng phòng thí nghiệm ảo cho Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 277
Chương trình Xóa mù chữ mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng trên cơ sở Chương trình Giáo dục tiểu học 2018 và đưa vào thực hiện từ năm học 2022-2023. Bài viết giới thiệu một số nội dung cơ bản về: cơ sở để xây dựng Chương trình Xóa mù chữ mới, những yêu cầu đặt ra khi đặt ra khi xây dựng chương trình dựa trên Chương trình tiểu học 2018 cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện học tập của học viên học Xóa mù chữ; và một số điểm cơ bản về Chương trình Xóa mù chữ mới đã được xây dựng. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến những vấn đế liên quan khác như kiểm tra đánh giá, công nhận kết quả học xóa mù chữ để đảm bảo mọi học viên có nhu cầu học xóa mù chữ đều có cơ hội tiếp cận, hoàn thành chương trình và tiếp tục học lên trung học cơ sở hoặc có kiến thức, kĩ năng cơ bản để thích ứng với lao động, sản xuất trong bối cảnh hiện nay.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,265
Trong bối cảnh ngành Giáo dục đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy học, mang đến cho giáo viên và học sinh những trải nghiệm thú vị thì ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) và game hóa là một trong những giải pháp phù hợp, đảm bảo tính thời sự và đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học môn Toán phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu trên thế giới, bài viết này trình bày một số định hướng về ứng dụng AR và game hóa vào việc dạy và học môn Toán cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, kết quả thử nghiệm ban đầu tại một số trường của tỉnh Hòa Bình cho thấy việc ứng dụng theo định hướng nói trên có tính khả thi, là cơ sở để tiếp tục mở rộng triển khai ở quy mô rộng hơn tại Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 332
Chương trình Giáo dục phổ thông mới được ban hành năm 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, với chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Chương trình, sách giáo khoa mới triển khai trong bối cảnh vô cùng khó khăn, đúng lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Theo lộ trình, năm học 2021 – 2022 triển khai ở khối lớp 2. Bài viết đã trình bày thực trạng triển khai Chương trình, Sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 2 từ khâu chuẩn bị cho đến việc tổ chức thực hiện, giám sát hỗ trợ và đưa ra một số giải pháp để việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn Đạo đức ở khối lớp 2 nói riêng, các khối lớp tiếp theo đạt hiệu quả.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,197
Chiến lược 6C là những kĩ thuật dạy học tích cực được xây dựng và triển khai trong dự án “Năng động cùng thể thao”, hiện thực hóa cam kết “Made to Play” của Nike toàn cầu tại Việt Nam với mục đích hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên trong tổ chức dạy học, giúp trẻ em vận động nhiều hơn, tự tin, nỗ lực và đạt được kết quả cao với các hoạt động Giáo dục thể chất trong và ngoài nhà trường. Chiến lược này đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển và được triển khai vận dụng thử nghiệm tại 07 tỉnh/thành phố ở Việt Nam giai đoạn 2020-2022. Bài viết tập trung đánh giá kết quả đạt được qua quá trình vận dụng thử nghiệm, đặc biệt đánh giá mức độ phù hợp của chiến lược này với định hướng Chương trình môn Giáo dục thể chất 2018 cấp Tiểu học qua nhận định của giáo viên trong hoạt động khảo sát. Trên cơ sở kết quả đạt được, đề xuất khuyến nghị tổ chức tập huấn mở rộng hướng dẫn giáo viên vận dụng trên phạm vi toàn quốc, nhằm nâng cao chất lượng môn học, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 311

Trong bối cảnh sự chuyển đổi mạnh mẽ của công nghệ số, đặc biệt trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19 vừa qua, các nhà trường, giáo viên, học sinh tích cực sử dụng Internet, nền tảng trực tuyến như một phương tiện quan trọng trong việc dạy và học; đồng thời nhu cầu sử dụng các mạng xã hội cho việc giao lưu, giải trí cũng là xu hướng. Chính vì vậy, việc giáo viên và học sinh cần có các kiến thức và kĩ năng về an toàn trên không gian mạng để có thể sử dụng, khai thác Internet một cách hiệu quả, biết cách ứng xử văn minh và tiếp cận thông tin có chủ đích, chính xác là điều hết sức quan trọng. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về nhận thức cũng như kĩ năng khai thác, sử dụng Internet của giáo viên, học sinh và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng tới các kĩ năng đó. Nghiên cứu được thực hiện thông qua các bảng hỏi trực tuyến thông qua 429 giáo viên, 1761 học sinh từ 06 tỉnh, thành phố An Giang, Đà Nẵng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu, những thông tin khoa học về năng lực an toàn số của học sinh Việt Nam.