Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,281
Thiết bị dạy học đóng một vai trò quan trọng trong dạy học của giáo viên và học sinh. Thiết bị dạy học giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn, tăng hứng thú học tập, ghi nhớ kiến thức nhanh hơn. Để mang lại hiệu quả khi sử dụng thiết bị dạy học cần sử dụng đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ và cường độ. Thiết bị dạy học môn Ngữ văn lớp 6 góp phần hỗ trợ cho giáo viên và học sinh tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp Tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn ở cấp Trung học cơ sở. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng trang bị và sử dụng thiết bị dạy học là việc làm cần thiết để từ đó đưa ra những khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,172
Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 được triển khai thực hiện ở cấp Trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022. Ở vùng dân tộc thiểu số khi thực hiện Chương trình 2018 đã bộc lộ một số những khó khăn, bất cập cả về nội dung chương trình, tài liệu, phương thức thực hiện, điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên. Bài viết là kết quả nghiên cứu, tổng kết những vấn đề bất cập, hạn chế và những khó khăn sau một thời gian thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở vùng dân tộc thiểu số từ đó đưa ra một số gợi mở về giải pháp tháo gỡ khó khăn, bất cập dưới góc nhìn từ thực tiễn qua quá trình hỗ trợ thực hiện triển khai chương trình.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 398
Bài viết lí giải về các thành tố của mô hình trường học hạnh phúc theo quan niệm của UNESCO; chỉ ra mối quan hệ giữa mục tiêu của trường học hạnh phúc và việc đổi mới phương pháp dạy học, xác định quan điểm dạy học chủ đạo trong mô hình trường học hạnh phúc; trên cơ sở đó phân tích và minh họa một số phương pháp dạy học điển hình phù hợp với mô hình trường học hạnh phúc gồm: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học thực hành, dạy học dự án, dạy học qua trò chơi, dạy học qua đóng vai.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,876
Xây dựng kế hoạch giáo dục (KHGD) giúp các nhà trường chủ động thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường cũng như phát triển năng lực học sinh (HS). Tính đến năm 2022, Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đã và đang triển khai ở lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10; các nhà trường đều triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường (KHGDNT). Để biết được thực trạng xây dựng và triển khai KHGDNT, nhóm nghiên cứu nhiệm vụ thường xuyên năm 2022 (mã số V2022-13TX) của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tiến hành: Nghiên cứu thực trạng việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường ở cấp Tiểu học (lớp 1, 2, 3) và cấp Trung học cơ sở (THCS) (lớp 6, 7). Nội dung nghiên cứu thực trạng này tập trung vào 6 vấn đề: (1) Nhận thức của cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên (GV) về KHGDNT; (2) Thực trạng xây dựng KHGDNT; (3) Thực trạng triển khai KHGDNT; (4) Các điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả KHGDNT; (5) Đánh giá hiệu quả triển khai KHGDNT; (6) Đề xuất giải pháp xây dựng và triển khai có hiệu quả KHGDNT. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng và triển khai KHGDNT hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm nghiên cứu giới thiệu sơ bộ kết quả thực trạng xây dựng và triển khai KHGDNT cấp Trung học cơ sở.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 265
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá trong công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật, công nghệ in 3D… cộng thêm sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã tạo nên những thay đổi lớn đến giáo dục. Trong bối cảnh này, giáo dục thích ứng với những ưu điểm về dạy học cá nhân hoá, học tập linh hoạt càng được đẩy mạnh và trở thành xu hướng của giáo dục hiện tại. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan một số vấn đề về lí luận và thực tiễn triển khai giáo dục thích ứng ở một số quốc gia trên thế giới, nghiên cứu này đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai giáo dục thích ứng ở các cơ sở giáo dục phổ thông.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,209
Giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay có vai trò quan trọng. Điều này được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp lí của ngành Giáo dục. Bài viết tập trung làm rõ mục tiêu, cách thức thực hiện một số giải pháp giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Có thể kể đến một số giải pháp như: 1/ Giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trung học phổ thông qua một số môn học; 2/Giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh trung học phổ thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục; tổ chức các hoạt động phối hợp với gia đình và cộng đồng; 3/Các điều kiện đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trung học phổ thông
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 266
Phát hiện và đào tạo học sinh năng khiếu được quan tâm ở mọi quốc gia và chiếm một vị trí nhất định trong chương trình giáo dục phổ thông, bởi học sinh năng khiếu luôn cần những chương trình, nội dung giáo dục riêng nhằm phát triển được tối đa tài năng ở các em. Tuy nhiên, vấn đề chuẩn bị đội ngũ đủ trình độ làm việc và năng lực giảng dạy học sinh năng khiếu cũng như triển khai các khóa đào tạo thường xuyên cho các giáo viên đang giảng dạy học sinh năng khiếu vẫn còn là một khoảng trống ở nhiều quốc gia. Bài viết tìm hiểu về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên giảng dạy học sinh năng khiếu trong các nhà trường của một số nước nhằm tìm hiểu cách làm cũng như mức độ quan tâm đến đội ngũ này trong hệ thống giáo dục hiện nay
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 273
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG4) trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu năm 2030: đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong đó có trẻ khuyết tật là một mục tiêu thách thức trong bối cảnh hiện tại. Trong đó đảm bảo chương trình và học liệu giáo dục phù hợp, đầy đủ là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện tốt mục tiêu nói trên. Nội dung bài viết sẽ đề cập đến những bài học từ giáo dục đặc biệt của Hàn Quốc đến một số định hướng phát triển chương trình và học liệu giáo dục cho học sinh khuyết tật Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 284
Dạy học phân hóa là một trong những định hướng dạy học nhằm phát triển năng lực cho người học. Tuy nhiên, các giáo viên đang gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học phân hóa bởi công việc này còn khá mới mẻ. Bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm dạy học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở nhằm giúp các giáo viên có thêm thông tin để từng bước vận dụng định hướng dạy học này cho phù hợp với điệu kiện cụ thể của mỗi nhà trường.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 227
 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học đã được triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và năm học 2022 - 2023 đã được triển khai ở Tiểu học tới lớp 3; THCS tới lớp 7 và THPT bắt đầu với lớp 10. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, trong năm 2022, Trung tâm Phát triển bền vững Chất lượng Giáo dục phổ thông Quốc gia đã thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu các cấp nhằm cung cấp các luận cứ khoa học góp phần hỗ trợ quá trình triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.