Giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường tư thục Hà Nội theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường tư thục Hà Nội theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Hà Xuân Lộc haxuanloc@gmail.com Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội 81 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Phát triển hệ thống các trường phổ thông tư thục và xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và của Thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, hệ thống các trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được thành phố quan tâm và phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu học tập của số lượng học sinh sau khi hoàn thành Chương trình Giáo dục trung học cơ sở. Mặc dù vậy, mặt bằng chung về chất lượng giáo dục giữa các trường trung học phổ thông tư thục và trường trung học phổ thông công lập vẫn còn một khoảng cách lớn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là đội ngũ nhà giáo chưa được ổn định, đặc biệt là năng lực giáo dục và dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, đề xuất được các giải pháp quản lí đội ngũ giáo viên theo tiếp cận năng lực sẽ giúp khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô nói chung, giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Trên cơ sở các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và số liệu về thực trạng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông tư thục Hà Nội, bài viết đề xuất một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông tư thục Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: 
High school teachers’ competence
competence framework of the high school teacher
private high school teacher
management of private high school teachers
teachers’ competence-based-development.
Tham khảo: 

[1] Phạm Thị Kim Anh, (09/12/2016), Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên phổ thông trung học trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Kỉ yếu hội thảo quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[2] Đặng Quốc Bảo, (1995), Quản lí giáo dục - Một số khái niệm và luận đề, Trường Cán bộ Quản lí giáo dục và đào tạo Trung ương, Hà Nội.

[3] Đặng Quốc Bảo - Đỗ Quốc Anh - Đinh Thị Kim Thoa, (2012), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (2013), Người giáo viên thế kỉ XXI: Sáng tạo - hiệu quả, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (8)

[5] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, (2011), Phát triển đội ngũ giáo viên thế kỉ XXI, Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia về Khoa học giáo dục Việt Nam.

[6] Arup Barman, A., Konwar, (2011), Competency Based Curriculum in Higher Education: A Necessity Grounded by Globalization, Revista Romaneasca pentru Educatie Multidimensionala, Year 3, No. 6, April, pp: 7-15, School of Management, Assam University, Silchar - 788011

[7] Little, J.W, (1992), Teacher development and educational policy, In: M. Fullan & A. Hargreaves (Eds.), Teacher Development and Educational Change, pp.179-193, London: Falmer.

[8] Pastore J & Bresatd K, (2007), Building a competency framework fpr high school teachers, In: M. Fullan & A. Hargreaves (Eds), Teacher Development and Educational Change, London.

[9] Villegas-Reimers, E, (2003), Teacher Professional Development: An International Review of the Literature”, UNESCO: International Institute for Educational Planning, Retrieved from www.unesco.org/iiep.

Bài viết cùng số