Sử dụng ý kiến các bên liên quan để thiết kế, điều chỉnh và đánh giá chuẩn đầu ra

Sử dụng ý kiến các bên liên quan để thiết kế, điều chỉnh và đánh giá chuẩn đầu ra

Nguyễn Thị Sáu nguyenthisau58@gmail.com Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 10 -12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phan Hùng Thư* thuph.vinhuni@gmail.com Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Tóm tắt: 
Sử dụng ý kiến các bên liên quan để thiết kế, phát triển và đánh giá chuẩn đầu ra là yêu cầu bắt buộc và được các cơ sở giáo dục triển khai theo những cách tiếp cận khác nhau. Từ thực tế và kinh nghiệm của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Như là một trường hợp nghiên cứu điển hình - case study), bài viết này nhằm chia sẻ các nội dung: 1) Cơ sở lí thuyết để xây dựng chuẩn đầu ra trong đó có sử dụng ý kiến các các bên liên quan (góp phần lượng hóa giúp đánh giá việc đạt/không đạt chuẩn đầu ra sau khi sinh viên tốt nghiệp); 2) Thực trạng của việc sử dụng ý kiến các bên liên quan để thiết kế, phát triển và đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH); 3) Một số kiến nghị về việc sử dụng ý kiến các bên liên quan để thiết kế, phát triển và đánh giá mức đạt chuẩn đầu ra.
Từ khóa: 
Các bên liên quan
chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
sinh viên.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/4/2010), Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Văn bản số 2196/BGDĐT-GDĐH

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/5/2021), Thông tư Quy định về Chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học - TT17/2021/TT0BGDĐT

[3] Freeman, R. E, (1984), Strategic management: a stakeholder approach. Boston: Pitman

[4] Quốc hội, (14/6/2019), Luật Giáo dục, Luật số 43/2019/ QH14.

[5] Nguyễn Hữu Lộc - Phạm Công Bằng - Lê Ngọc Quỳnh Lam, (2014), Chương trình đào tạo tích hợp. Từ thiết kế đến vận hành. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

[6] B.J.Bloom, (1956), Thang tư duy Bloom, https:// en.wikipedia.org/wiki/Benjamin_Bloom

[7] http://vneconomics.com/6-bac-thang-do-nhan-thuc-cua-bloom-trong-danh-gia...

[8] Đại học HUTECH, Quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo.

[9] Đoàn Thị Minh Trinh - Nguyễn Quốc Chính - Nguyễn Hữu Lộc - Phạm Công Bằng - Peter J.Gray - Hồ Tấn Nhựt, (2012), Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[10] Maarja Beerkens and Maiki Udam, (2017), Stakeholders in higher education quality assurance: Richness in diversity?, Preprint version to be published in Higher Education Policy.

[11] Robert Ulewicz, (2017), Roles of Stakeholders in Quality Assurance in Higher Education”, Human Resources Management and Ergonomics, University of Žilina,11(1), 15 (93-107).

[12] Hồ Ngọc Tiến, (3/2015), Đánh giá kết quả học tập dựa trên chuẩn đầu ra, Tạp chí Giáo dục, số 354, kì 2.

[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (23/9/2015), Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT quy định Chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học

[14] Liudvika Leisyte , et al, (2013), Stakeholders and Quality Assurance in Higher Education. Paper for 26th Annual CHER Conference. Lausanne (CH), 2013-09- 09/11.

Bài viết cùng số