Mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ khi học trực tuyến tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ khi học trực tuyến tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nguyễn Tất Thắng nguyentatthang@vnua.edu.vn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam
Bùi Thị Hải Yến haiyen.hua@gmail.com Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thúy Lan ttlan@vnua.edu.vn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Du lịch và Ngoại ngữ khi học trực tuyến tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát của 200 sinh viên từ khóa 63 - 66 đã từng tham gia học trực tuyến các học phần. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên khi học trực tuyến theo thứ tự từ cao đến thấp là nhóm yếu tố giảng viên, chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất và năng lực phục vụ. Từ kết quả đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả học trực tuyến của sinh viên như nâng cấp cơ sở vật chất hỗ trợ dạy học trực tuyến; tạo kho tài liệu điện tử và cập nhật đa dạng các tài liệu; nâng cao kĩ năng cho giảng viên dạy học trực tuyến, nâng cao nhận thức và kĩ năng cho đội ngũ hỗ trợ sinh viên trong học trực tuyến.
Từ khóa: 
học trực tuyến
mức độ hài lòng
sinh viên
Internet
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tham khảo: 

[1] Đào Thiện Quốc, (2017), Tài nguyên giáo dục mở (OER) và đào tạo trực tuyến (E-learning), Kỉ yếu hội thảo quốc gia Đào tạo trực tuyến trong thời kì Cách mạng công nghiệp 4.0, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[2] Bùi Kiên Trung, (2016), Chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa E-learning, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[3] Phan Thị Ngọc Thanh - Nguyễn Ngọc Thông - Nguyễn Thị Phương Thảo, (2020), Cảm nhận của sinh viên chính quy khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian phòng chống dịch COVID – 19, Tạp chí Khoa học, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), tr.18 - 28.

[4] Vũ Hữu Đức và cộng sự, (2019), Nghiên cứu về phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-learning) trong giáo dục đại học và đào tạo trực tuyến mở dành cho đại chúng MOOCs (Massive Online Open Course): Kinh nghiệm thế giới và ứng dụng tại Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Quốc gia.

[5] Phạm Thị Mộng Hằng, (4/2020), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy E-learning ở trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, Tạp chí Giáo dục, số 476, kì 2.

[6] Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Đoàn Thị Hồng Nga, (01/2021), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo đại học bằng E - learning trong bối cảnh COVID-19 tại Trường Đại học Lạc Hồng, Tạp chí Giáo dục, số 493, kì 1, tr. 59-64.

Bài viết cùng số