Đánh giá sự hài lòng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Đánh giá sự hài lòng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Anh Tuấn nguyenanhtuan.dhgd@vnu.edu.vn Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, nghiên cứu này chỉ ra năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đó là: 1) Thu nhập, 2) Sự lãnh đạo của cấp trên, 3) Mối quan hệ với đồng nghiệp, 4) Điều kiện môi trường làm việc, 5) Đặc điểm tính chất công việc. Các nhân tố nêu trên ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu với những mức độ khác nhau. Theo đó, tính chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp là những yếu tố tác động mạnh nhất, yếu tố thu nhập ít có tác động đến sự hài lòng nhất. Phương pháp phân tích kết quả hồi quy cho thấy: Có đến 86,6% mức độ hài lòng của giảng viên được giải thích bởi các các yếu tố nêu trên. Nghiên cứu này cho thấy, Đại học Quốc gia Hà Nội cần ban hành và thực thi những chính sách về nhân sự và hỗ trợ cần thiết để giảng viên tiếp tục nâng cao thu nhập và duy trì môi trường làm việc thuận lợi.
Từ khóa: 
Sự hài lòng của giảng viên
lương
sự quản lí
mối quan hệ
điều kiện làm việc.
Tham khảo: 

[1] Sharma, R. D - Jyoti, J, (2009), Job satisfaction of university teachers: an empirical study, Journal of Services Research, 9(2), p.51-80

[2] Trương Thị Huệ, (2020), Các nhân tố quản trị ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội

[3] Smith, T. W, (2007), Job satisfaction in the United States

[4] Lee, S, (2007), Vroom’s expectancy theory and the public library customer motivation model, Library Review, 56(9), 788-796, doi: http://dx.doi. org/10.1108/00242530710831239.

[5] Patricia, C. S., & James, R, (1969), Factor structure for blacks and whites of the job

[6] Herzberg, F, (1959), The motivation to work, New York

[7] Gay, E. G., Weiss, D. J., Hendel, D. D., Dawis, R. V., & Lofquist, L. H, (1971), Manual for the Minnesota Importance questionnaire: Work Adjustment Project, University of Minnesota

[8] Rounds, J. B., Dawis, R., & Lofquist, L. H, (1987), Measurement of person-environment fit and prediction of satisfaction in the theory of work adjustment, Journal of Vocational Behavior, 31(3), 297-318, doi:http:// dx.doi.org/10.1016/0001-8791(87)90045-5.

[9] JM Williams - D Reavis, (2009), International Journal of Entrepreneurship Education.

[10] Trương Minh Hiếu, (2013), Sự hài lòng của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học An Giang, Tạp chí Khoa học, số 01, tr.91-100.

Bài viết cùng số