Khảo sát thực trạng năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học của sinh viên ngành Sư phạm Hóa học Trường Đại học Vinh theo tiếp cận CDIO

Khảo sát thực trạng năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học của sinh viên ngành Sư phạm Hóa học Trường Đại học Vinh theo tiếp cận CDIO

Lê Thị Thu Hiệp lethuhiepdhv@gmail.com Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Cao Cự Giác * giaccc@vinhuni.edu.vn Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Lý Huy Hoàng huyhoangfcdu@gmail.com Trường Đại học Đồng Tháp 783 Phạm Hữu Lầu, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Tóm tắt: 
Năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học là một trong những năng lực đặc thù quan trọng cần thiết của người giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông. Việc đào tạo sinh viên theo tiếp cận năng lực có nhiều quan điểm thực hiện khác nhau và Trường Đại học Vinh đã tiến hành đào tạo sinh viên theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội từ năm học 2017 - 2018. Việc chuyển đổi phương thức đào tạo tại Trường Đại học Vinh được áp dụng đối với tất cả các ngành học trong đó có ngành Sư phạm Hóa học. Tuy nhiên, thực trạng các năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học của sinh viên hiện nay ở Trường Đại học Vinh đang là vấn đề được quan tâm. Bài viết nghiên cứu thực trạng các năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học của sinh viên ngành Sư phạm Hóa học ở Trường Đại học Vinh theo tiếp cận CDIO, từ đó tiếp tục đề xuất các giải pháp phù hợp, làm nền tảng cho việc đánh giá các năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học theo tiếp cận CDIO cũng như tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Hóa học.
Từ khóa: 
CDIO
Output standard
chemistry education students
chemical experiment
experimental chemistry competence
Tham khảo: 

[1] Võ Văn Thắng, (8/2011), Tiếp cận CDIO để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, Tạp chí Giáo dục, số 268, kì 2.

[2] Đinh Xuân Khoa - Thái Văn Thành - Nguyễn Xuân Bình, (10/2016), Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành sư phạm theo CDIO tại Trường Đại học Vinh, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr.8-15.

[3] Hồ Tấn Nhật - Đoàn Thị Minh Trinh (biên dịch, tái bản lần thứ nhất), (2009), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[4] http://www.cdio.org/cdio-collaborators/school-profiles (truy cập ngày: 17/7/2021).

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình môn Hoá học (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

[6] Awang, M.M., Jindal-Snape, D. & Barber, T., (2013), A documentary analysis of the government’s circulars on positive behaviour enhancement strategies, Asian Social Science, 9(5), pp.203-208.

[7] NIE, (2008), A teacher education model for the 21st centure, A report by the National Institute of Education Singapore.

[8] Pilanthananond, M., (2007), Education professional standards in Thailan.

[9] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

[10] Nguyễn Hữu Lộc (chủ biên) - nhiều tác giả, (2018), Đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[11] Trường Đại học Vinh, (27/4/2017), Chuẩn đầu ra cấp độ 3, chương tình đào tạo tiếp cận CDIO đại học hệ chính quy, ngành Sư phạm Hóa học, Ban hành theo Quyết định số 747/QĐ-ĐHV

[12] Lý Huy Hoàng - Cao Cự Giác, (2016), Thực trạng phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên sư phạm hóa học ở trường đại học, Tạp chí Giáo dục, số 378.

[13] Đặng Thị Thuận An - Trần Trung Ninh, (2016), Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm hóa học, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6, tr.79-86.

[14] Phan Đồng Châu Thủy, (2016), Hình thành năng lực sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 6A, tr61.

Bài viết cùng số