Đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng ở các cơ sở giáo dục đại học

Đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng ở các cơ sở giáo dục đại học

Đặng Thị Thanh Thủy thuydang.cen@gmail.com Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trong bối cảnh phát triển của công nghệ và những yêu cầu về giáo dục trong thời kì mới, phương pháp dạy và học cũng như kiểm tra đánh giá đòi hỏi phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội và mục tiêu của giáo dục đại học. Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc phân tích tài liệu để tìm hiểu về mục đích đánh giá như hoạt động học tập trong mối liên hệ với quá trình học tập tự định hướng ở các cơ sở giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng và mục đích của đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng đều lấy người học là trung tâm và thúc đẩy sự chủ động của người học trong việc tiếp cận thông tin, trau dồi kiến thức, kĩ năng, sự sáng tạo và học tập suốt đời. Đồng thời, cả đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng đều xác định vai trò của người dạy là hỗ trợ, phản hồi. Đánh giá như hoạt động học tập cũng được thể hiện trong quá trình học tập tự định hướng khi người học tự kiểm soát việc học tập, tự điều chỉnh, phát triển nhận thức và tư duy của bản thân và thông qua đánh giá, người dạy và bạn học có thể hỗ trợ người học học tập tự định hướng. Từ các kết quả nghiên cứu đã gợi mở một số đề xuất để thúc đẩy đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam. Thông qua đó sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và phát triển phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của người học.
Từ khóa: 
Assessment
assessment as learning
self-directed learning.
Tham khảo: 

[1] Llina, T. A., (1978), Giáo dục học (Bản dịch) (Tập 1), NXB Giáo dục

[2] Thuỷ, Đ. T. T., (2018), Đổi mới kiểm tra đánh giá trong giáo dục theo xu hướng dạy và học tích cực, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 9(9), 7-11.

[3] Fisher, M. J, & King, J., (2010), The self-directed learning readiness scale for nursing education revisited: A confirmatory factor analysis, Nurse Education Today 30(1), 44-48.

[4] Knowles, M. S., (1975), Self-directed learning: A guide for learners and teachers, Association Press.

[5] Cohen, M., (2012), The importance of self-regulation for college student learning, College Student Journal, 46(4), 892-902.

[6] Trí, T. M., Hồng, B. V., & Xuân, V. T., (2016), Học tập tự định hướng nhằm phát huy tính chủ động, tích cực cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), 31(3), 28-36.

[7] Taras, M., (2005), Assessment–summative and formative–some theoretical reflections, British Journal of Educational Studies, 53(4), 466-478.

[8] Linn, R. L., & Gronlund, N. E., (1995), Measurement and Assessment in Teaching (7th ed.), Prentice-Hall.

[9] Stassen, M., Doherty, K., & Poe, M., (2001), Programbased Review and Assessment: Tools and Techniques for Program Improvement, Office of Academic Planning & Assessment, University of Massachusetts Amherst.

[10] Hồng, S. C., Hưng, L. T., Hà, L. T. H., & Ngọc, L. Đ., (2017), Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[11] Ryan, R. M., & Deci, E. L., (2000), Self-determination theory and the facilitation of intrinsic motivation, social development, and well-being, American psychologist, 55(1), 68-78.

[12] Duckworth, A., (2016), Grit: The power of passion and perseverance (Vol. 234), Scribner.

[13] Holec, H., (1979), Autonomy and Foreign Language Learning, Strasbourg: Council of Europe.

[14] Reinders, H., (2010), Towards a classroom pedagogy for learner autonomy: A framework of independent language learning skills, Australian Journal of Teacher Education, 35(5), 40-55.

[15] Pintrich, P. R., & De Groot, E. V., (1990), Motivational and self-regulated learning components of classroom academic performance, Journal of educational psychology, 82(1), 33-40.

[16] National Research Council, (2012), Education for Life and Work: Developing Transferable Knowledge and Skills in the 21st Century, The National Academies Press.

[17] Pintrich, P. R., (2004), A conceptual framework for assessing motivation and self-regulated learning in college students, Educational psychology review, 16(4), 385-407.

[18] Banz, R. N., (2009), Exploring the personal responsibility orientation model: Self-directed learning within museum education (Doctoral dissertation, The Pennsylvania State University), https://etda.libraries. psu.edu/files/final_submissions/5267

[19] Brockett, R. G., & Hiemstra, R., (1991), Self-direction in adult learning: Perspectives on theory, research and practice, Routledge

[20] Loeng, S., (2020), Self-Directed Learning: A Core Concept in Adult Education, Education Research International, 2020, 1-12.

[21] Thủy, Đ. T. T., & Thùy, T. T., (2021), Mô hình học tập tự định hướng tại các cơ sở giáo dục đại học, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 16(44), 7-11.

[22] Earl, L. M., (2012), Assessment as learning: Using classroom assessment to maximize student learning, Corwin Press.

Bài viết cùng số