Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,576
Cá nhân hóa việc học tập đang là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Để góp phần luận giải rõ hơn về học tập cá nhân hóa, nghiên cứu này nhằm tổng hợp và phân tích các khái niệm liên quan và các nhân tố thiết yếu cần đảm bảo trong quá trình triển khai dạy học cá nhân hóa một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra xu hướng học tập cá nhân hóa bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết bốn vấn đề của giáo dục trong bối cảnh mới, đồng thời cũng nêu rõ sáu nhân tố thiết yếu cần đảm bảo của học tập cá nhân hóa. Những kết quả và khuyến nghị của nghiên cứu không chỉ cung cấp nền tảng lí thuyết cho những nhà quản lí trong việc triển khai mô hình học tập cá nhân hóa tại các nhà trường với sự ứng dụng của các nền tảng kĩ thuật số mà còn giúp các nhà nghiên cứu giáo dục có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề này.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,438
Bài viết tìm hiểu khái niệm hồ sơ học tập, các loại hồ sơ học tập, hiệu quả của hồ sơ học tập trong đánh giá năng lực học sinh. Từ đó, xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học một chủ đề của môn Ngữ văn với ba nội dung: Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực, xây dựng hồ sơ học tập, minh hoạ hồ sơ học tập dùng để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học một chủ đề ở môn Ngữ văn
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,480
Nghiên cứu được khảo sát trên giảng viên và sinh viên khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội về khó khăn và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục STEM trong đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Giảng viên và sinh viên đều đánh giá cao vai trò của giáo dục STEM tại Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội. Đồng thời, định hướng giáo dục STEM trong nhà trường cần vừa cung cấp kiến thức, rèn kĩ năng về giáo dục STEM vừa bồi dưỡng niềm đam mê với khoa học công nghệ và phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay sinh viên và giảng viên gặp nhiều khó khăn trong dạy và học STEM. Bên cạnh đó, giảng viên và sinh viên đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục STEM dành cho sinh viên sư phạm. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giữa 5 biện pháp mà sinh viên và giảng viên đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, để nâng cao chất lượng giáo dục STEM cần đồng bộ thực hiện các giải pháp được đề xuất ở trên.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,178
Ngày nay, dưới sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông, nền giáo dục nói chung đã có những chuyển biến sâu sắc. Môi trường giáo dục và thiết bị dạy học có nhiều biến đổi, xuất hiện nhiều phương tiện, công nghệ mới, trong đó có việc sử dụng Bảo tàng ảo vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thông đã mang lại những tín hiệu tích cực. Vì thế, sử dụng Bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp học sinh tri giác Lịch sử một cách nhanh nhất, đồng thời góp phần hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh trong học tập bộ môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,453
Trong bối cảnh phát triển của công nghệ và những yêu cầu về giáo dục trong thời kì mới, phương pháp dạy và học cũng như kiểm tra đánh giá đòi hỏi phải có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội và mục tiêu của giáo dục đại học. Nghiên cứu này được thực hiện bằng việc phân tích tài liệu để tìm hiểu về mục đích đánh giá như hoạt động học tập trong mối liên hệ với quá trình học tập tự định hướng ở các cơ sở giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng và mục đích của đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng đều lấy người học là trung tâm và thúc đẩy sự chủ động của người học trong việc tiếp cận thông tin, trau dồi kiến thức, kĩ năng, sự sáng tạo và học tập suốt đời. Đồng thời, cả đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng đều xác định vai trò của người dạy là hỗ trợ, phản hồi. Đánh giá như hoạt động học tập cũng được thể hiện trong quá trình học tập tự định hướng khi người học tự kiểm soát việc học tập, tự điều chỉnh, phát triển nhận thức và tư duy của bản thân và thông qua đánh giá, người dạy và bạn học có thể hỗ trợ người học học tập tự định hướng. Từ các kết quả nghiên cứu đã gợi mở một số đề xuất để thúc đẩy đánh giá như hoạt động học tập và học tập tự định hướng trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam. Thông qua đó sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và phát triển phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp với thực tiễn và nhu cầu của người học.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 630
Đánh giá được coi là một trong những yếu tố trung tâm và quan trọng trong giáo dục. Với xu thế đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, đánh giá sẽ không còn tập trung vào mục tiêu xếp loại mà cần chú trọng đến khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống thực tế, hướng đến việc xác định triển vọng và đóng góp của học sinh trong tương lai. Bài viết giới thiệu một số nghiên cứu về đánh giá xác thực (Authentic Assessment), từ đó đề xuất quy trình, xây dựng mẫu đánh giá xác thực trong môn Toán cấp Trung học cơ sở, góp phần đổi mới cách đánh giá trong dạy, học Toán ở Việt Nam.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,382
Bài viết nêu lên thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông tại Hà Nội thông qua khảo sát 106 giáo viên bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu 02 giáo viên và tọa đàm 10 học sinh ở cả khu vực ngoại thành và nội thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, mẫu khảo sát đa dạng và mang tính đại diện cho hầu hết các giáo viên trung học phổ thông tại địa bàn Hà Nội, từ giới tính, dân tộc, khu vực, trình độ đào tạo, thâm niên nghề nghiệp đến kinh nghiệm dạy học trực tuyến. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết nêu lên 03 yếu tố: Cá nhân, học sinh và điều kiện truy cập là những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng tốt và một số yếu tố ảnh hưởng không tốt đến việc dạy học trực tuyến của giáo viên trung học phổ thông, từ đó đề xuất 05 giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến trong các trường trung học phổ thông trong thời gian tiếp theo.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 975
Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu xu thế trang bị và sử dụng thực tế ảo trong trường phổ thông ở một số quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Mĩ, Cộng hoà Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Ecuador, Pakistan. Trên cơ sở đó, bài viết đúc kết một số kinh nghiệm về trang bị và sử dụng thực tế ảo cho Việt Nam. Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc đề xuất trang bị và sử dụng thực tế ảo ở trường phổ thông hiện nay nhằm thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, góp phần đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 760
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu vận dụng mô hình Học cùng cộng đồng vào rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, dự án Cùng em đọc sách là một trải nghiệm lí thú và hữu ích. Với chuỗi hoạt động được lên ý tưởng và triển khai bởi sinh viên tại 3 trường tiểu học, dự án đã tác động tích cực đến quá trình rèn luyện, phát triển kĩ năng nghề ở sinh viên sư phạm. Kết quả nghiên cứu bước đầu khẳng định giá trị của việc vận dụng mô hình học cùng cộng đồng ở trường đại học.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 906
Theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, học sinh phổ thông nói chung, học sinh lớp 6 nói riêng cần tạo lập được các bài viết theo những phương thức tạo lập văn bản khác nhau. Chương trình đã đưa ra những yêu cầu chung về quy trình viết, thực hành viết các dạng bài cụ thể. Để phát triển kĩ năng viết cho học sinh, giáo viên cần thiết kế được các bài tập để giúp học sinh làm quen và thực hành viết từng dạng bài theo bốn bước: Chuẩn bị trước khi viết; Tìm ý và lập dàn ý; Viết bài; Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Các bài tập này được giao cho học sinh thực hiện trên lớp và ở nhà một cách đều đặn, giúp các em dần dần trở thành người viết độc lập, thành thạo. Bài viết giới thiệu và hướng dẫn giáo viên cách thiết kế và sử dụng bài tập luyện viết cho học sinh lớp 6 môn Ngữ văn. Giáo viên có thể vận dụng cách làm này cho các khối lớp khác để tổ chức hoạt động dạy viết cho học sinh một cách có hiệu quả.