Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập thông qua trò chơi

Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập thông qua trò chơi

Nguyễn Thị Duyên duyen.nguyentpg@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Đỗ Thị Thảo* thaodt@hnue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ có hạn chế trong tương tác - giao tiếp xã hội, các hành vi rập khuôn - định hình, điều này đã khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, đặc biệt với trẻ 5 - 6 tuổi trong môi trường hòa nhập. Bài viết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi, bao gồm các yếu tố về phương pháp sư phạm của giáo viên, tỉ lệ trẻ trong lớp hòa nhập và sử dụng các trò chơi không phù hợp với kĩ năng và đặc điểm của phần lớn học sinh, sự kì thị của các cha mẹ, sự xa lánh của bạn học, môi trường gia đình, điều kiện học tập, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng hệ thống biện pháp điều chỉnh việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi, giúp trẻ có thể tham gia vào nhóm chơi theo khả năng của mình, đồng thời giúp giáo viên trang bị đầy đủ kiến thức về các chiến lược, phương pháp hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong môi trường hòa nhập.
Từ khóa: 
Group activity skills
educating group activity skills for children with autism spectrum disorder through games
children with autism spectrum disorder
Tham khảo: 

[1] Ngô Thị Phương Dung, (2015), Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi trong khám phá khoa học, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục chuyên ngành Giáo dục Mầm non

[2] Malone, D. M., Gallagher, P. A., & Long, S. R, (2001), General education teachers’ attitudes and perceptions of teamwork supporting children with developmental concerns, Early Education and Development, 12(4), p.577-592

[3] Lindsay, S., Proulx, M., Scott, H., & Thomson, N, (2014), Exploring teachers’ strategies for including children with autism spectrum disorder in mainstream classrooms, International Journal of Inclusive Education, 18(2), p.101-122.

[4] Dotson, W. H., Leaf, J. B., Sheldon, J. B., & Sherman, J. A, (2010), Group teaching of conversational skills to adolescents on the autism spectrum, Research in Autism Spectrum Disorders, 4(2), p.199-209

[5] Benton, L., Johnson, H., Ashwin, E., Brosnan, M., & Grawemeyer, B, (2012, May), Developing IDEAS: Supporting children with autism within a participatory design team, In Proceedings of the SIGCHI conference on Human factors in computing systems, pp.2599-2608.

[6] White, E. R., Hoffmann, B., Hoch, H., & Taylor, B. A, (2011), Teaching teamwork to adolescents with autism: The cooperative use of activity schedules, Behavior analysis in practice, 4(1), p.27-35.

[7] American Psychiatric Association, (2013), Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed.), Arlington: American Psychiatric Publishing

[8] Hoàng Phê, (2019), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức.

[9] Harrower, J. K., & Dunlap, G, (2001), Including children with autism in general education classrooms: A review of effective strategies, Behavior modification, 25(5), p.762-784.

Bài viết cùng số