Đề xuất cấu trúc năng lực tạo lập văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn

Đề xuất cấu trúc năng lực tạo lập văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn

Đỗ Thị Thu Hương dothuhuong@hpu2.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phường Xuân Hoà, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết phân tích một số cơ sở xây dựng cấu trúc năng lực tạo lập văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn. Đó là định nghĩa về năng lực tạo lập văn bản theo khuynh hướng tiếp cận quy trình và tiếp cận thể loại trong dạy học viết văn bản; quan niệm về cấu trúc của năng lực viết của các tổ chức giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam; chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn… Dựa vào các cơ sở nói trên, bài viết xác định cấu trúc năng lực tạo lập văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn gồm 6 thành tố. Dựa vào lí thuyết của ngôn ngữ học chức năng, tác giả đã mô tả 6 thành tố đó thành các chỉ số, sau đó cụ thể hoá các chỉ số thành các tiêu chí chất lượng. Việc phân tích cấu trúc của năng lực tạo lập văn bản thông tin theo từng thành phần như vậy có ý nghĩa quan trọng. Đó là những căn cứ để đánh giá năng lực viết văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn, đồng thời cũng là căn cứ xác định chuẩn đầu ra cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn.
Từ khóa: 
Structure
competency
competency of writing informational texts
informational texts
genres
components
indicators.
Tham khảo: 

[1] Jesse R. Sparks, Yi Song, Wyman Brantley, Ou Lydia Liu, (2014), Assessing written communication in higher education: Review and recom- mendations for next-generation assessment, ETS Research Report No. RR-14-37, Princeton, NJ: Educational Testing Service, doi:10.1002/ets2.12035.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

[3] Markle, R., Brenneman, M., Jackson, T., Burrus, J., & Robbins, S, (2013), Synthesizing frameworks of higher education student learning outcomes, Research Report No. RR-13-22, Princeton, NJ: Educational Testing Service, doi: 10.1002/j.2333-8504.2013.tb02329

[4] Council of Writing Program Administrators, National Council of Teachers of English & National Writing Project, (2011), Framework for success in postsecondary writing, Retrieved from http://wpacouncil.org/files/ framework-for-success-postsecondary-writing.pdf

[5] U.S. Department of Labor Employment and Training Administration, (2014), Competency model Clearinghouse: Writting, Retrieved from http://www. careeronestop.org/competencymodel/blockModel. aspx?tier_id=2&block_id=8.

[6] González, J., & Wagenaar, R. (Eds.), (2003), Tuning educational structures in Europe: Final report phase one. Bilbao, Spain: University of Deusto

[7] Rhodes, T. L. (Ed.), (2010), Assessing outcomes and improving achievement: Tips and tools for using rubrics, Washington, DC: Association of American Colleges and Universities.

[8] Võ Văn Thắng - Nguyễn Thị Xuân Mai, (12/2018), Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh theo hướng tích hợp trong dạy học đọc hiểu, Tạp chí Giáo dục, số 443, kì 1, tr.31-36

[9] Nguyễn Thành Ngọc Bảo, (2018), Đề xuất cấu trúc năng lực tạo lập văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn theo mô hình năng lực, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, số 1, tr.140 - 151.

[10] Chu Thanh Hoà, (9/2018), Phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh trung học phổ thông qua sử dụng hồ sơ viết, Tạp chí Giáo dục, số 438, kì 2, tr.33 – 37.

[11] https://tuyensinh.hnue.edu.vn/, truy cập ngày 03 tháng 6 năm 2022

[12] http://education.vnu.edu.vn, truy cập ngày 03 tháng 6 năm 2022.

[13] Huỳnh Thị Hồng Hạnh - Phạm Hồng Hải, (2021), Tiếp cận ngôn ngữ học chức năng hệ thống, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 1 (69), tr.158 – 167.

[14] Hoàng Hoà Bình, (2015), Năng lực và đánh giá theo năng lực, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 6 (71), tr.21-31

Bài viết cùng số