Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,080
Điểm khác biệt trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 so với trước đây đó là chuyển từ dạy học định hướng sang định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Chương trình giáo dục được xây dựng theo hướng mở nhằm trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục. Các cơ sở giáo dục tiểu học đã nỗ lực chỉ đạo triển khai chương trình giáo dục trong đó yếu tố quản lí đóng vai trò quan trọng trong điều phối, chỉ đạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài báo đã đưa ra thực trạng tổ chức triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục tiểu học hiện nay.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,050
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, việc kế thừa, bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang là một vấn đề thách thức. Điều đó đảm bảo hiệu quả của việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững của các dân tộc thiểu số. Hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, sự phát triển nhanh chóng của internet tốc độ cao, chúng ta có thể tận dụng lợi thế của cuộc Cách mạng công nghiệp này để ngôn ngữ dân tộc thiểu số không bị mai một. Bài viết phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sinh tồn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các cơ hội từ kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại cho các ngôn ngữ thiểu số có nguy cơ tuyệt chủng; việc thiết lập thư viện số về các ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang có nguy cơ tuyệt chủng, các dịch vụ tài liệu kĩ thuật số hoá trên nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu để thúc đẩy sự phát triển của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số đang có nguy cơ tuyệt chủng và thúc đẩy sự thịnh vượng và ổn định của các vùng dân tộc.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,308
Tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong xây dựng chương trình, sách giáo khoa mới ở Việt Nam đặt ra yêu cầu phải đổi mới hoạt động dạy học và quản lí hoạt động này theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở. Bài viết đề xuất bốn biện pháp quản lí dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chức năng. Các biện pháp đề xuất được dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn mang tính đặc thù của địa phương. Khi triển khai vận dụng, chủ thể quản lí phải luôn đặt mối quan hệ giữa các biện pháp qua lại, ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. Kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng địa phương trong quản lí hoạt động này ở các trường trung học cơ sở trong cả nước.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 877
Phát triển đội ngũ chuyên viên ở vị trí việc làm nói chung và vị trí việc làm tổ chức, cán bộ đang là vấn đề có tính thời sự ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay. Đề xuất khung năng lực của chuyên viên ở vị trí việc làm tổ chức, cán bộ các trường đại học công lập gồm: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghề nghiệp; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ; Năng lực tham mưu, tư vấn; Năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc; năng lực giao tiếp, kĩ năng mềm; Năng lực tự hoàn thiện bản thân và phát triển nghề nghiệp; Các năng lực bổ trợ đáp ứng yêu cầu công việc góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục mà các Nghị quyết đại hội Đảng đã đề ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 695
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta ở giai đoạn hiện nay. Một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành công nhiệm vụ này chính là vai trò của người thầy. Người thầy trong mọi thời đại đều luôn phải đảm bảo trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Có như vậy, mới có thể góp phần hoàn thành nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Bài viết, giới thiệu quan điểm, tư duy và hành động người thầy cần có trong giai đoạn hiện nay thông qua chín bộ ba.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,758
Được đi học là quyền của tất cả trẻ em Việt Nam và xã hội cần đáp ứng nhu cầu cơ bản và chính đáng đó. Trong thực tế, với một số ít trẻ em, đôi khi chưa nhận được sự chào đón của các nhà trường hoặc các em chưa thực sự được trải nghiệm cảm giác an toàn, thoải mái, tự tin khi tham gia các hoạt động ở trường học và được phát triển bản thân. Thống kê về giáo dục cho thấy, nhóm trẻ em thiệt thòi nói trên đang tập trung chủ yếu ở con em các hộ gia đình nghèo, học sinh là dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật - được gọi chung là “nhóm yếu thế”. Vấn đề đặt ra là liệu có đang tồn tại những “rào cản” khi các em tiếp cận với giáo dục hay không? Đồng thời, có những cản trở gì trong tiếp nhận sự quan tâm, bảo trợ để các em có thể hoà nhập trong môi trường thân thiện và an toàn? Bài viết phân tích và nhận diện vấn đề nêu trên, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục, tháo gỡ.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,401
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã làm cho giáo dục trên toàn thế giới cũng như Việt Nam phải chuyển hoạt động dạy và học sang phương thức trực tuyến. Việc dạy học trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến ở mọi cấp học và đang được thừa nhận một cách chính thức như là một phương thức học tập cốt yếu bên cạnh phương thức học tập truyền thống (mặt đối mặt trên lớp) để thực hiện tiến đến thời đại số hóa trong giáo dục. Tuy nhiên, trong bối cảnh giãn cách xã hội, việc dạy học trực tuyến chưa được triển khai đồng bộ, bài bản, nhất là trong công tác quản lí. Do đó, vấn đề quản lí dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học lại càng cần được quan tâm như một vấn đề không chỉ là cho tình huống khẩn cấp mà còn cho lâu dài về sau. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bộ công cụ và thực hiện khảo sát đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học tại một số tỉnh/ thành phố trên cả nước để xác định thực trạng quản lí hoạt động dạy học trực tuyến trong bối cảnh giãn cách xã hội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí này. Các kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lí trường tiểu học, giáo viên trong việc thực hiện dạy học và quản lí hoạt động dạy học trực tuyến trong nhà trường hướng đến nâng cao chất lượng dạy và học.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,689
Đội ngũ giảng viên luôn được coi là nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo của trường đại học. Bài viết tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, chính sách về tự chủ đại học, phát triển đội ngũ giảng viên và thực tiễn tại Trường Đại học Tây Nguyên. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thống kê, phân tích xử lí số liệu. Với thang đo Likert 5 bậc, bài viết tiến hành khảo sát 103 cán bộ quản lí, 341 giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên. Kết quả cho thấy, công tác quy hoạch và tuyển dụng được đánh giá thực hiện ở mức “Trung bình”, còn nội dung đào tạo, đánh giá, quản lí và chính sách đội ngũ giảng viên được thực hiện ở mức “Tốt”. Ý nghĩa thực tiễn này sẽ giúp các cơ sở giáo dục đại học xây dựng giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 894
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí giáo dục cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí trường mầm non, phổ thông là yêu cầu quan trọng trong công tác cán bộ. Nâng cao năng lực quản lí, quản trị cho cán bộ quản lí trong các trường học, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường...”, đội ngũ cán bộ quản lí trường mầm non, phổ thông cần nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng năng lực quản lí, quản trị nhà trường, chủ động, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, từng bước tiến tới tự chủ tự chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục trước xã hội.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,210
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã khắc phục được những hạn chế của các cuộc Cách mạng công nghiệp trước đó về “tính hàng loạt” bằng đặc trưng modul, tùy chỉnh. Từ thực tiễn, thế giới phải đối mặt với thách thức đáp ứng sự thay đổi mang tính cá nhân hóa. Là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là phải xây dựng và phát triển năng lực học tập cá nhân hóa cho người học. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp bài báo làm rõ đặc điểm giáo dục hướng đến cá nhân của triết lí giáo dục hiện sinh. Bài báo thảo luận về một số công cụ để vận dụng triết lí giáo dục của trường phái triết học này nhằm hướng đến việc giáo dục phù hợp với từng đối tượng cá nhân người học.