Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,797
Thực tế tổ chức dạy học dự án cho thấy, có nhiều điểm tương đồng với quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Để thực hiện đồng thời mục tiêu dạy học và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên, có thể định hướng, yêu cầu để các dự án học tập được xây dựng dưới dạng một đề tài nghiên cứu khoa học và áp dụng quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Bài viết chia sẻ các giai đoạn hướng dẫn và định hướng sinh viên xây dựng dự án học tập theo định hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học gồm ba giai đoạn với những yêu cầu về sản phẩm cần đạt ở mỗi giai đoạn.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,977
Quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội 2018 là tăng cường hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; đồng thời hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, trong đó có năng lực thành phần “tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh”. Để cụ thể hóa Chương trình, sách giáo khoa môn học này ở lớp 3 đã được ban hành và đưa vào sử dụng năm học 2022-2023, việc nghiên cứu tổ chức hoạt động nhóm theo hướng phát triển các năng lực của học sinh tiểu học có vai trò quan trọng, có tính thời sự, cấp thiết trong việc giúp giáo viên hiểu và áp dụng trong thực tiễn giảng dạy khi năm học mới bắt đầu. Nghiên cứu này phân tích khái niệm và cấu trúc của năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, hoạt động nhóm và vai trò của hoạt động nhóm trong phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, từ đó đề xuất cách thức tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát triển năng lực này trong dạy học chủ đề “Thực vật và động vật” (Tự nhiên và Xã hội 3). Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp giáo viên tiểu học “đi tắt, đón đầu” trong việc tiệm cận dần với Chương trình Giáo dục phổ thông mới trong tổ chức hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học trong thời gian tới
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,670
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,976
Dựa trên kết quả các phương pháp nghiên cứu lí luận như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các công trình của các tác giả trên thế giới và trong nước về động lực làm việc của người lao động trong tổ chức, của giáo viên nói chung và của giảng viên đại học nói riêng, bài viết trình bày khái niệm, các biểu hiện động lực làm việc của giảng viên đại học, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên đại học. Những vấn đề lí luận trình bày trong bài viết có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm nghiên cứu vấn đề, đồng thời là cơ sở lí luận để thiết kế nghiên cứu thực tiễn về động lực làm việc của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 6,399
Thích ứng với hoạt động quản lí dạy học sẽ giúp hiệu ttrưởng tiểu học chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản lí dạy học và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí dạy học. Bài báo đề cập đến thực trạng và giải pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lí dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học trong điều kiện đổ mới giáo dục phổ thông.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,486
Trên cơ sở khảo sát thực tế trang bị, tổ chức sử dụng phòng học bộ môn tại 56 trường trung học phổ thông trên địa bàn 05 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, nội dung bài viết hướng đến việc phân tích, đánh giá thực trạng trang bị, tổ chức sử dụng phòng học bộ môn tại 56 trường được khảo sát để có thêm cơ sở xây dựng, trang bị; sắp xếp, bố trí bàn ghế trong phòng học bộ môn; tổ chức hoạt động và tổ chức quản lí phòng học bộ môn phù hợp với Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 về ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông. Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc trang bị và sử dụng phòng học bộ môn ở trường trung học phổ thông hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,657
Chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lí. Bản chất của chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục chính là chuyển đổi phương thức quản lí dựa trên nền tảng công nghệ nhằm thay đổi một cách tổng thể, toàn diện và mang lại hiệu quả, giảm chi phí. Chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục tạo cơ hội để thay đổi tư duy, phương pháp, quy trình, mô hình quản lí cơ sở giáo dục. Vì vậy, cần xây dựng khung chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lí cơ sở giáo dục, từ đó đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 487
Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng kĩ thuật số theo tiếp cận hệ sinh thái trong giáo dục mầm non ở một số nước, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình ứng dụng kĩ thuật số với sự kết nối các đối tượng khác nhau trong hệ thống giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nghệ kĩ thuật số có thể nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tạo môi trường cân bằng, thiết lập mối quan hệ khăng khít giữa giáo viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện. Các giá trị mà công nghệ kĩ thuật số mang lại ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào định hướng chỉ đạo của các nhà làm chính sách, quản lí giáo dục, sự hiểu biết của giáo viên và cách giáo viên lựa chọn, sử dụng công cụ, thời điểm và thời gian sử dụng các công cụ trong học tập, phát triển trẻ thơ.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 872
Dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp là một trong những phương án tổ chức dạy học thể hiện những ưu điểm nổi bật của cả dạy học trực tuyến và trực tiếp cũng như hạn chế được một số nhược điểm của hai phương thức dạy học này. Đây cũng là phương án tổ chức dạy học phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bài viết nghiên cứu về các vấn đề cơ bản về dạy học kết hợp và đề xuất phương án tổ chức dạy học kết hợp cấp Trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất khung kế hoạch bài dạy dạy học kết hợp cấp Trung học cơ sở và thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa theo khung đề xuất, đưa ra một số lưu ý khi thiết kế kế hoạch bài dạy. Kết quả nghiên cứu của bài viết có thể sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy Ngữ văn cấp Trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 nói riêng và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung.
Số: /2022
Số CIT: 0
Số lượt xem: 588
Nghiên cứu này đánh giá mức độ áp dụng các biện pháp và phương pháp phát triển năng lực giáo dục Địa lí cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí ở các cơ sở đào tạo bậc đại học thuộc Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp cụ thể. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua thiết kế điều tra đối với 40 giảng viên, 337 giáo viên Địa lí và 167 sinh viên năm 3 và 4. Kết quả chỉ ra rằng, các phương pháp phát triển năng lực giáo dục địa lí được áp dụng đồng bộ trong chương trình đào tạo ở các trường, tuy nhiên mức độ thường xuyên và tính hiệu quả là không đồng đều nhau giữa các nhóm giải pháp.