Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 746
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng về công tác sinh viên ở Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Huế, từ đó phát hiện những hạn chế và nhận diện rõ nguyên nhân, làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sinh viên đang học tập tại Trường. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 57 viên chức quản lí, giảng viên, chuyên viên đang công tác tại các phòng chức năng, các khoa và 401 sinh viên đang theo học tại 07 khoa: Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp - Nga, Việt Nam học, Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Quốc tế học của Trường Đại học Ngoại ngữ, số liệu được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vẫn còn viên chức quản lí, giảng viên, chuyên viên và sinh viên chưa thật sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của công tác sinh viên ở trường đại học. Bên cạnh những kết quả đạt được, các nội dung về công tác sinh viên vẫn còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 532
Đào tạo trực tuyến đang trở thành xu hướng dạy và học mới trên thế giới và ở Việt Nam bởi tính năng ưu việt của nó. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm về sự dễ dàng trong tiếp cận tri thức, đào tạo trực tuyến có những trở ngại khiến cho chất lượng giảng dạy bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, để phát triển hình thức đào tạo này, đòi hỏi cần có sự phối hợp làm tốt các giải pháp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, các trường đại học, đội ngũ giảng viên và ý thức, trách nhiệm của người học. Trong đó, vai trò của các cán bộ quản lí là vô cùng quan trọng. Vì vậy, các trường đại học cần đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động này, qua đó, tạo nền tảng vững chắc để cung cấp các sản phẩm giáo dục chất lượng qua nền tảng trực tuyến.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 973
Hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình học tập, nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu. Hứng thú là con đường phát triển nội sinh của mỗi người, trong mỗi con người. Hiện nay, có một bộ phận sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng chưa nhận thức đúng ý nghĩa, tác dụng của việc học tập các môn lí luận chính trị, nhiều sinh viên chưa tập trung, chưa đầu tư... chưa hứng thú học tập các môn lí luận chính trị. Để tạo hứng thú học tập các môn lí luận chính trị: Thứ nhất, vai trò khơi tạo hứng thú từ giảng viên; Thứ hai, sinh viên phải có ý thức học tập; Thứ ba, các yếu tố hỗ trợ khác trong nhà trường.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,975
Năng lực thích ứng nghề nghiệp là một trong những nhân tố tạo nên khả năng có việc làm của người học sau khi tốt nghiệp không những làm tăng sự hài lòng trong cuộc sống và công việc mà còn giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được một công việc tốt, phù hợp với đam mê, có môi trường phát triển được khả năng của mình. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thu thập đầy đủ thông tin, minh chứng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính (nghiên cứu tài liệu thứ cấp, tham khảo ý kiến chuyên gia, tham khảo ý kiến sinh viên đã tốt nghiệp, phỏng vấn bán cấu trúc); Phương pháp nghiên cứu định lượng (thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có bốn nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Giáo dục từ năm 2016 đến năm 2021, đó là: yếu tố cá nhân, yếu tố tổ chức, yếu tố đặc thù nghề nghiệp, yếu tố môi trường. Các tác giả kiến nghị Trường Đại học Giáo dục cần bổ sung, tăng cường đào tạo đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng mềm cho sinh viên; tích cực hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động hướng nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học để giúp sinh viên mở rộng cơ hội tiếp cận tri thức, mở rộng các mối quan hệ và tự định hướng bản thân một cách tốt nhất.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 524
Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh rất độc đáo. Nhiều bài nói, bài viết của Người được lồng ghép bởi những vần thơ, bài thơ hết sức tinh tế, khiến người nghe, người đọc đều dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Để tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự thấm sâu trong tâm trí, hành động của mỗi người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng thì nghiên cứu phong cách diễn đạt có sự lồng ghép thơ qua bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh gắn với sự vận dụng vào bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh là cần thiết
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 673
Việc áp dụng E-learning vào dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả cao trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đào tạo như hiện nay. Để áp dụng E-learning vào dạy học thì các cơ sở giáo dục nói chung, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là cơ hội lớn cho việc đổi mới phương thức đào tạo. Tuy nhiên, để áp dụng phương thức đào tạo này thì phải hội đủ nhiều yếu tố từ chương trình đào tạo, người dạy, người học cho đến cơ sở vật chất... nhưng hiện tại đơn vị gặp phải không ít những thách thức khó khăn. Vì thế, bài viết tập trung tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn áp dụng E-learning vào dạy học ở đơn vị, từ đó đề ra giải pháp áp dụng E-learning vào dạy học sao cho đạt hiệu quả.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 721
Những yêu cầu dạy học trong thời đại 4.0 bắt buộc chúng ta phải thay đổi cách dạy và cách học của giảng viên và sinh viên. Dạy học đảo ngược là mô hình dạy học không còn xa lạ ở phương Tây nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Mô hình dạy học này đã phát huy được vai trò của sinh viên từ bị động sang chủ động trong học tập, đồng thời giảm bớt những hạn chế trong giảng dạy của giảng viên. Bài viết bàn tới hai vấn đề của mô hình dạy học đảo ngược, đó là: Lớp học đảo ngược và phương pháp dạy học đảo ngược. Trong lớp học đảo ngược được tiến hành theo ba bước (Bước 1: Học trước trên E-learning; Bước 2: Học trực tuyến trong lớp học ảo hoặc trực tiếp tại lớp học thật; Bước 3: Hoàn tất bài tập trên E-learning). Đối với phương pháp dạy học đảo ngược, phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên bằng cách chuyển vị trí người học từ bị động sang chủ động. Áp dụng mô hình dạy học đảo ngược vào việc giảng dạy các học phần lí thuyết ở trường đại học từ việc hình thành và quản lí nhóm học đến cách tổ chức bài dạy, cách đánh giá quá trình học tập của sinh viên. Hi vọng người đọc sẽ vận dụng được cách làm này vào thực tiễn giảng dạy của mình.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 849
Động lực làm việc của người lao động nói chung và của giáo viên phổ thông nói riêng tác động rất lớn tới chất lượng và hiệu quả công việc của họ. Chính vì vậy, các chính sách nhằm tạo động lực làm việc là điều mà các nhà quản lí cần tính đến. Bài viết bàn về một số vấn đề lí luận liên quan đến tạo động lực làm việc cho giáo viên, bao gồm những khía cạnh như: lí luận về động lực làm việc, các biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tạo động lực cho giáo viên... Cuối cùng, tác giả lưu ý rằng, để chính sách tạo động lực cho giáo viên thực sự đi vào cuộc sống thì các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm đến mọi khía cạnh khi ban hành và thực thi chính sách
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 527
Du học nước ngoài từ lâu được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Trung Quốc đã có các bước đi tích cực, linh hoạt và hiệu quả trong lĩnh vực này để xây dựng được một hệ thống giáo dục đại học khổng lồ với một số trường đại học đẳng cấp quốc tế và trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Bài viết tổng quan lịch sử các chính sách du học của Trung Quốc để tìm hiểu lí do mang lại sự thành công như hiện nay của quốc gia này, qua đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm chính liên quan tới chính sách du học nước ngoài cho Việt Nam về: Nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục đại học, định hướng hoạt động du học nước ngoài, quản lí thông tin du học sinh, thu hút sự đóng góp của du học sinh cho phát triển đất nước.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,071
Hiện nay, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục nên ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng các công cụ công nghệ trong môi trường dạy và học tiếng Anh. Trong đó, Padlet được coi là công cụ công nghệ phù hợp và hiệu quả dựa trên nền tảng web hữu ích giúp giảng viên dạy học môn Tiếng Anh có thể vận dụng trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm thức đẩy khả năng học tập cộng tác của sinh viên. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra quan điểm, nhận xét của sinh viên về việc giảng viên sử dụng công cụ Padlet trong các lớp học tiếng Anh để thúc đẩy học tập hợp tác trong lớp học tiếng Anh. Nghiên cứu này có tổng số 36 sinh viên hệ liên thông chính quy đã tham gia. Bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn đã được sử dụng để thu thập dữ liệu về quan điểm, nhận xét của sinh viên về việc giảng viên sử dụng Padlet như một công cụ dạy và học tiếng Anh nhằm tăng khả năng hợp tác học tập cho sinh viên. Kết quả cho thấy rằng, các sinh viên đã thể hiện những quan điểm và phản ứng tích cực đối với việc giảng viên sử dụng Padlet trong mỗi tiết học và mong muốn sử dụng công cụ Padlet trong các học phần tiếp theo do nền tảng này thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động học và luyện tập tiếng Anh trong lớp, kích khích sự tương tác giữa các thành viên trong lớp với giảng viên, đồng thời nâng cao năng lực hợp tác học và thực hành những kĩ năng ngôn ngữ của sinh viên.