Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 940
Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy để có thể vận dụng tối ưu phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp. Bài viết đưa ra thực trạng phương pháp sử dụng trò chơi của một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng thời đề xuất một số trò chơi sử dụng trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Kết quả thực nghiệm chứng minh tính hiệu quả của phương pháp trò chơi được sử dụng trong dạy học thông qua kết quả các bài kiểm tra kiến thức sinh học cũng như khảo sát hứng thú của học sinh ở những lớp mà giáo viên đã sử dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 544
Bối cảnh chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các trường đại học trong việc xây dựng mô hình tổ chức quản lí và điều hành một cách hiệu quả để thực hiện vai trò quan trọng trong sáng tạo tri thức, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay, nhiều trường đại học Việt Nam đang xây dựng đề án chuyển đổi số và tái cấu trúc hệ thống thông tin quản trị nhà trường để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và hướng tới đại học thông minh. Bài viết cung cấp một cách tiếp cận về xây dựng hệ thống thông tin tổng thể dựa trên việc đổi mới quản lí đào tạo trên nền tảng công nghệ thông tin là thành tố quan trọng của đại học thông minh.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 485
Điểm mới trong định hướng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định, đó là đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông. Theo đó, xu thế dạy học theo hướng tích hợp, huy động, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, thì vận dụng hoạt động trải nghiệm là xu hướng phổ biến, tích hợp giáo dục STEM là tiếp cận hiện đại, đối với môn Khoa học tự nhiên là phù hợp với bản chất và yêu cầu của hoạt động giáo dục. Quản lí hoạt động trải nghiệm môn Khoa học tự nhiên theo định hướng giáo dục STEM có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nền tảng lí luận cho nhà quản lí giáo dục hiện thực hoá yêu cầu phát triển năng lực người học thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,356
Để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo trong bối cảnh mới, giáo dục phổ thông cần có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học theo hướng kích thích học sinh học tập trải nghiệm nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Sinh học 10 là môn học nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của sự sống ở cấp tế bào, thế giới vi sinh vật và tác động của vi sinh vật đối với đời sống con người. Đặc điểm của môn học đòi hỏi học sinh cần được trải nghiệm để khám phá kiến thức, qua đó hình thành và phát triển năng lực sinh học và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kích thích học sinh học tập trải nghiệm môn Sinh học 10, tạo điều kiện để học sinh thực hành, thí nghiệm, quan sát, khám phá giải quyết vấn đề, qua đó kiến tạo kiến thức và kĩ năng mới. Bài viết tập trung phân tích khái niệm dạy học trải nghiệm và kĩ năng vận dụng kiến thức môn Sinh học 10 vào thực tiễn, các phương pháp dạy học trải nghiệm để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bên cạnh đó, bài viết còn phân tích kết quả rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học 10 cho học sinh qua áp dụng các phương pháp dạy học trải nghiệm vào dạy học môn học Sinh học 10 ở Trường Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Tây Úc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của bài viết gợi mở khả năng vận dụng các phương pháp dạy học trải nghiệm vào dạy học môn Sinh học 10 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực (Chương trình 2018) trong việc luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 310
Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng kĩ thuật số theo tiếp cận hệ sinh thái trong giáo dục mầm non ở một số nước, nhằm rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình ứng dụng kĩ thuật số với sự kết nối các đối tượng khác nhau trong hệ thống giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nghệ kĩ thuật số có thể nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tạo môi trường cân bằng, thiết lập mối quan hệ khăng khít giữa giáo viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện. Các giá trị mà công nghệ kĩ thuật số mang lại ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào định hướng chỉ đạo của các nhà làm chính sách, quản lí giáo dục, sự hiểu biết của giáo viên và cách giáo viên lựa chọn, sử dụng công cụ, thời điểm và thời gian sử dụng các công cụ trong học tập, phát triển trẻ thơ.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 520
Dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp là một trong những phương án tổ chức dạy học thể hiện những ưu điểm nổi bật của cả dạy học trực tuyến và trực tiếp cũng như hạn chế được một số nhược điểm của hai phương thức dạy học này. Đây cũng là phương án tổ chức dạy học phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bài viết nghiên cứu về các vấn đề cơ bản về dạy học kết hợp và đề xuất phương án tổ chức dạy học kết hợp cấp Trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất khung kế hoạch bài dạy dạy học kết hợp cấp Trung học cơ sở và thiết kế kế hoạch bài dạy minh họa theo khung đề xuất, đưa ra một số lưu ý khi thiết kế kế hoạch bài dạy. Kết quả nghiên cứu của bài viết có thể sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy Ngữ văn cấp Trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 nói riêng và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 367
Nghiên cứu này đánh giá mức độ áp dụng các biện pháp và phương pháp phát triển năng lực giáo dục Địa lí cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí ở các cơ sở đào tạo bậc đại học thuộc Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp cụ thể. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua thiết kế điều tra đối với 40 giảng viên, 337 giáo viên Địa lí và 167 sinh viên năm 3 và 4. Kết quả chỉ ra rằng, các phương pháp phát triển năng lực giáo dục địa lí được áp dụng đồng bộ trong chương trình đào tạo ở các trường, tuy nhiên mức độ thường xuyên và tính hiệu quả là không đồng đều nhau giữa các nhóm giải pháp.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 410
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, việc quản lí chất lượng đào tạo giáo viên theo tiếp cận AUN-QA là nội dung rất quan trọng và cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học ở các trường/ khoa đại học sư phạm hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết tập trung phân tích và đánh giá thực trạng quản lí chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học theo tiếp cận AUN-QA ở các trường/khoa đại học sư phạm giai đoạn 2017 - 2021, từ đó đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao và đổi mới chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 391
Đào tạo giáo viên ngành Giáo dục Tiểu học luôn là thế mạnh của Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu trong nhiều năm qua. Chất lượng đầu vào của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học thường cao hơn các ngành khác. Trong quá trình đào tạo, kết quả học tập của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học thường đạt kết quả cao và số sinh viên có việc làm sau khi ra trường chiếm tỉ lệ cao. Có được điều này là do Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 367
Trường phổ thông dân tộc bán trú là loại hình trường chuyên biệt được khẳng định tại Điều 61, Luật Giáo dục năm 2019. Thực hiện yêu cầu đổi mới cùng với sự phát triển của đất nước nói chung, phát triển vùng dân tộc thiểu số nói riêng, đối với hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trong đó được coi là nơi tạo nguồn cho các trường phổ thông dân tộc nội trú - nhân lực người dân tộc thiểu số chất lượng cao của tương lai. Do vậy, những vấn đề về lí luận mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú cần đổi mới theo hướng phát triển bền vững. Đây cũng là xu thế chung trong bối cảnh hiện nay khi nước ta và ngành Giáo dục đang triển khai thực hiện các mục tiêu thiên niên kỉ và các mục tiêu phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi.