Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 668
Giáo dục cải tạo phạm nhân là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Để giúp phạm nhân trở lại làm người lương thiện, có ích cho xã hội cần phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó giáo dục là một biện pháp quan trọng. Giáo dục tác động đến nhận thức, giúp cho phạm nhân nhận ra được những sai lầm của bản thân, nhận thức được chân giá trị, từ đó làm thay đổi thái độ và hành vi của phạm nhân. Công tác giáo dục cải tạo phạm nhân muốn đạt được hiệu quả cần phải có một Chương trình Giáo dục công dân dành cho phạm nhân. Bài viết cung cấp cho độc giả về: tầm quan trọng của Chương trình Giáo dục công dân, đặc điểm tâm lí phạm nhân. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và đánh giá kết quả giáo dục công dân, những yêu cầu của cán bộ làm công tác giáo dục khi dạy học môn Giáo dục công dân, những khó khăn và biện pháp khắc phục khi triển khai Chương trình Giáo dục công dân dành cho phạm nhân.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 556
Bằng phương pháp nghiên cứu cơ bản là điều tra khảo sát, bài báo phân tích đánh giá thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học theo chuẩn đầu ra dựa vào năng lực tại khu vực miền Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở hiện nay, cần tập trung ưu tiên quản lí mục tiêu giáo dục của cấp học, quản lí nội dung chương trình, sách giáo khoa và phát triển chương trình, quản lí hình thức, tổ chức dạy học cấp trung học cơ sở
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 898
Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay đã và đang đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước phát triển, ổn định, uy tín của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc đại học nói chung và chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin nói riêng là yêu cầu khách quan nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Giảng dạy Triết học Mác - Lênin ở các trường đại học ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền thụ, giáo dục quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến với người học. Đồng thời, hình thành nên ở người học những phẩm chất nhân cách tốt đẹp về chính trị, đạo đức, lối sống, hướng đến những giá trị chân, thiện, mĩ, tạo nên những cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” cho đất nước. Để Triết học Mác - Lênin thực sự trở thành môn học có sức hấp dẫn, lôi cuốn, đạt được mục đích yêu cầu đề ra, người thầy phải là người đồng hành tích cực hướng dẫn, giúp đỡ người học trong suốt tiến trình môn học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 826
Từ mô hình học tập trải nghiệm của Norman & Jordan, bài viết thiết kế chi tiết bài học giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm phát huy thế mạnh, tạo sự hứng thú của học sinh đối với giờ học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông những hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,610
Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kĩ thuật và công nghệ tạo nên những cơ hội và thách thức đối với sự đổi mới giáo dục tại Việt Nam. Nghị quyết số 29- NQ/TW nhấn mạnh việc tăng cường tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học để phát triển năng lực cho học sinh.Từ đó, giúp học sinh thích ứng với bối cảnh mới. Hóa học 11 là môn khoa học thực nghiệm cung cấp những tri thức khoa học cơ bản về hóa học trong tự nhiên và đời sống, sự biến đổi của các chất và ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Vì vậy, tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học môn Hóa học 11 không chỉ gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn mà còn giúp học sinh phát triển các kĩ năng chuyên biệt của môn học như kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng tri thức hóa học vào tìm hiểu và giải quyết vấn đề thực tiễn. Để tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học môn Hóa học 11 tại các trường trung học phổ thông của Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết xác định khái niệm hoạt động học tập trải nghiệm môn Hóa học 11, các dạng hoạt động học tập trải nghiệm môn Hóa học 11 và đề xuất quy trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học môn Hóa học 11. Bên cạnh đó, bài viết trình bày 01 ví dụ minh họa vận dụng quy trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm “Làm sạch cặn ở đáy ấm đun nước lâu ngày” khi dạy bài học “Axit cacboxylic”. Kết quả tổ chức tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học môn Hóa học 11 tại trường Trung học phổ thông Long Trường, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, kĩ năng thực hành thí nghiệm và kĩ năng vận dụng tri thức hóa học vào tìm hiểu và giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh đã được phát triển.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 926
Đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên được giảng viên tổ chức hướng dẫn phương pháp tư duy cũng như cách tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức. Từ đó, sinh viên tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập, nghiên cứu. Thực trạng năng lực tự học của sinh viên còn hạn chế, thời gian sinh viên tự học chưa đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên chưa được chú trọng rèn luyện phương pháp, kĩ năng tự học. Vì vậy, để hoàn thành tốt chương trình đào tạo ở đại học, sinh viên cần xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và phù hợp với năng lực của cá nhân.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,077
Bài báo phân tích năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trung học cơ sở với các năng lực thành phần, tiêu chí và mức độ biểu hiện cụ thể. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số dạng bài tập theo tiếp cận PISA đánh giá từng tiêu chí của năng lực thành phần theo nội dung chương trình môn học khoa học tự nhiên, bao gồm: 1/ Bài tập đánh giá năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; 2/ Bài tập đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên; 3/ Bài tập đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Mỗi dạng bài tập có ví dụ minh hoạ và phân tích, đánh giá qua việc học sinh đạt được các tiêu chí của năng lực khoa học tự nhiên khi giải những dạng bài tập này
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 613
Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) được tạo thành từ 15 nước cộng hòa. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Liên bang Nga đã trở thành một quốc gia độc lập. Các cơ sở giáo dục đại học được công nhận sẽ được giám sát bởi một Hội đồng học thuật của các giám đốc đại học. Các đơn vị, cá nhân trong trường được lãnh đạo bởi một phó hiệu trưởng. Các trường tư nhân, việc giám sát là trách nhiệm của chủ sở hữu/người sáng lập. Chủ sở hữu sẽ lập ra một Ban quản trị. Trong năm 2009, các trường đại học Liên bang đã được thành lập, thông qua việc sáp nhập các cơ sở giáo dục đại học nhà nước hiện có. Các trường đại học Liên bang có một vị thế đặc biệt bởi những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu khoa học và quy mô đổi mới lớn. Hơn 10 trường đại học đã được trao danh hiệu “Đại học Nghiên cứu Quốc gia” vào năm 2010. Đây là những trường đại học có tính cạnh tranh cao, với hệ thống hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển khoa học. Ngôn ngữ chính dùng trong giảng dạy thường là tiếng Nga. Bài viết tập trung vào Hệ thống văn bằng giáo dục đại học của Cộng hòa Liên bang Nga và sự công nhận tương đương so với Hệ thống văn bằng giáo dục đại học của Việt Nam.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,386
Môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông gồm các mạch kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh. Do vậy, môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông có cơ hội giáo dục cho học sinh Việt Nam có kiến thức về các vấn đề từ cấp độ toàn cầu, khu vực và đất nước Việt Nam, phát triển kĩ năng cũng như giáo dục thái độ, giá trị của công dân toàn cầu. Bài viết xác định những địa chỉ có khả năng giáo dục công dân toàn cầu trong môn Lịch sử cấp Trung học phổ thông, đề xuất định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục công dân toàn cầu.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 865
Trên cơ sở xác định hệ thống kĩ năng mềm cần hình thành và phát triển ở sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm 9 kĩ năng cụ thể như: kĩ năng nhận thức, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lãnh đạo bản thân, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng vượt qua khủng hoảng, kĩ năng giải quyết xung đột, kĩ năng sáng tạo. Tác giả bài báo nghiên cứu, xây dựng tiêu chí đánh giá với các mức độ biểu hiện cụ thể theo hệ thống kĩ năng mềm của sinh viên. Bên cạnh đó, tác giả vận dụng hệ thống tiêu chí đánh giá kĩ năng mềm của sinh viên đã được xây dựng để tiến hành khảo sát, đánh giá của 33 giảng viên và 427 sinh viên tại 5 trường đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.