Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,183
Trẻ em mồ côi ở độ tuổi học tiểu học đang sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội có nhu cầu được học hòa nhập, theo tiếp cận đặc điểm tâm lí xã hội. Bởi vì sau khi đột ngột bị mất đi người thân lúc tuổi đời còn quá nhỏ, các em bị tổn thương tâm lí, sống khép mình hoặc tự do thiếu tính tuân thủ do thiếu sự chăm sóc - giáo dục của cha mẹ. Khi vào sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các em phải thay đổi thói quen sống để thích ứng với môi trường mới. Khi đến trường tiểu học, các em có nhu cầu giáo dục hòa nhập khá đa dạng. Vì vậy, giáo viên, nhân viên xã hội và các cơ sở bảo trợ xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ các em hòa nhập ở trường tiểu học - môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi cá nhân. Điều đó sẽ giúp các em có một kết quả học tập - rèn luyện tốt hơn để tự lập sau này và trở thành người có ích cho xã hội.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 606
OLAP (xử lí phân tích trực tuyến) phục vụ cho việc phân tích dữ liệu và ra quyết định. Dữ liệu được phân tích từ OLAP cho chúng ta một cái nhìn trực quan về một vấn đề nào đó. Bài viết tập trung việc ứng dụng công nghệ OLAP trong phân tích kết quả học tập của sinh viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể là phân tích kết quả học tập ở các khía cạnh như hình thức kiểm tra đánh giá môn học, cách chấm điểm của giảng viên và kế hoạch đào tạo. Kết quả mà OLAP mang lại đã và sẽ là căn cứ để lãnh đạo nhà trường đưa ra những thay đổi, quyết sách cho những năm tiếp theo nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Những kết quả thu được cũng là tiền đề để vận dụng OLAP trong phân tích những khía cạnh khác như kết quả tốt nghiệp, điều tra việc làm sau khi ra trường.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,645
Bài viết đề cập đến vấn đề yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn. Trong bài viết, tác giả chỉ rõ: 1/ Đặc điểm của văn bản đa phương thức; 2/ Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức, trong đó cần đáp ứng các yêu cầu chung của dạy học đọc hiểu văn bản và đảm bảo các yêu cầu riêng của dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức. Để thực hiện tốt và hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn mới, mỗi giáo viên cần nắm được đặc điểm và yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 585
Bài tập Vật lí là một phần quan trọng đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên nói chung và đối với bộ môn Vật lí nói riêng ở cấp phổ thông. Ngoài việc sử dụng các bài tập đã có ở sách giáo khoa và sách tham khảo thì việc sáng tạo ra các bài tập Vật lí mới là việc làm thường xuyên và rất quan trọng đối với mỗi giáo viên trong quá trình dạy học. Đặc biệt là trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi rất cần những bài toán hay, đòi hỏi khả năng tư duy cao và vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp… Qua nhiều năm được giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, tác giả đã đúc rút kinh nghiệm và đã sáng tạo được nhiều bài toán Vật lí để phục vụ cho công việc giảng dạy và đã có rất nhiều bài toán được đăng trên chuyên mục ‘‘Đề ra kì này’’ ở các Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ và Tạp chí Vật lí & Tuổi trẻ. Qua bài báo này, tác giả muốn được trao đổi một số kinh nghiệm với đồng nghiệp về vấn đề này.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,868
Phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục đang đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên tạo cơ hội để người học tự do thám hiểm và khám phá những điều kì diệu xung quanh. Dạy học thông qua khám phá là một trong các phương pháp dạy học tích cực khuyến khích trẻ tự học dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong quá khứ sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo, kết hợp tìm kiếm thông tin mới để tìm ra sự thật và mối tương quan giữa chúng thông qua các hoạt động tìm tòi khám phá, qua đó rèn luyện tính cách tích cực cho bản thân.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 994
Phát triển văn hóa nhà trường là điều kiện tất yếu để nâng cao chất lượng về mặt vật chất lẫn tinh thần cho các thành viên trong nhà trường, phục vụ tốt nhất các hoạt động trong quá trình đào tạo, tạo môi trường học tập hiện đại, khẳng định thương hiệu, là nền tảng để hướng đến tự chủ đại học và định hướng hội nhập quốc tế trong thời đại chất lượng. Do vậy, phát triển văn hóa nhà trường đóng vai trò quan trọng và cần được thực hiện liên tục, phù hợp với chiến lược phát triển và tầm nhìn của nhà trường. Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan đến phát triển văn hóa nhà trường trong Trường Đại học Sài Gòn, gồm: sự cần thiết phải phát triển văn hóa nhà trường, những biểu hiện tích cực, những biểu hiện tiêu cực, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa nhà trường và các giá trị cốt lõi từ ý kiến đánh giá của giảng viên và sinh viên. Từ phân tích thực trạng các vấn đề trên, bài viết sử dụng kiểm định Independent Samples T-test (kiểm định 2 mẫu độc lập) để kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa hai nhóm đối tượng khảo sát là giảng viên và sinh viên về các nội dung khảo sát.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 637
Giáo dục là chìa khoá để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, giáo dục tại thành thị và nông thôn hiện đều đang có sự chênh lệch rõ ràng. Vì vậy, để phát triển quốc gia và phát huy công bằng xã hội, một mục tiêu cấp bách đặt ra là phải phát triển dịch vụ giáo dục cho người dân nông thôn nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Bài báo tập trung vào một số nội dung chính: Khái niệm, nội dung dịch vụ giáo dục; Khái quát mô hình phát triển dịch vụ giáo dục cho người dân nông thôn; Kinh nghiệm quốc tế của một số quốc gia về phát triển dịch vụ giáo dục cho người dân nông thôn, từ đó đề xuất các bài học kinh nghiệm có tính chất phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 444
There is no argument amongst educators that a teacher’s feedback represents a significant contribution to a learner’s in-class learning outcomes. However, while the contribution of a teacher’s feedback is significant there are also challenges associated with the effectiveness of a teacher’s feedback. These challenges, the authors suggest, centre mainly on the effectiveness of the discourse between the teacher and the leaner. To possibly assist in addressing some of the challenges associated with the effectives of a teacher’s feedback this paper outlines that there needs to be an emphasis on Future Actionable Knowledge. Future Actionable Knowledge, the authors contend, is driven by Assessment To Learning, which highlights the use of interconnected formative assessment tasks within the teaching and learning space. By highlighting the use of interconnected formative assessment to drive Assessment To Learning, the authors believe, influences a teacher’s feedback to the learner by providing the leaner and the teacher with Future Actionable Knowledge, facilitated through Multi-Dimensional Discourse, via Feedback-Feedforward Learning, whereby, the teaching and learning activities associated with the learning space focus on value-adding to the in-class learning of the learner.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 343
Under the impact of the socialist-oriented market economy and international integration, more and more autonomy has been assigned to public higher education institutions to encourage their appropriate and effective use of resources to improve training quality. In reviewing the model of human resource management and knowledge management based on the corporate social responsibility (CSR) approach, this paper presents a model built for developing academic staff under the consideration of several factors including external factors, internal factors, the autonomy and social responsibilities of the University for outputs, stakeholders (university administration board, investors, human resources units, university members) and the quality management of higher education institutions.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 354
Besides the formal education mode, constant education mode plays an important role and function in meeting with needs of human resources to help decrease the gap of level of production and social life in Viet Nam compared with developing countries in the region and in the world, integrate Vietnamese education into regional and global education, which is developing continuously. To make sure of the above missions, aside from diversifying modes of training, constant education mode requires evaluating and understanding the roles, functions together with opportunities and challenges of this mode correctly to support and influence it positively. In the process of human resource training in the Mekong Delta during this time, it is undeniable to mention the role of Can Tho University, which makes a great effort to maintain and develop the effectiveness of constant education mode