Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 610
Động lực lao động nghề nghiệp của giảng viên đại học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả công việc. Động lực lao động của giảng viên biểu hiện trong công việc nói chung, trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng các biểu hiện động lực lao động của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sài Gòn. Kết quả khảo sát cho thấy, có 15 biểu hiện của động lực lao động, xuất hiện ở mức “Thỉnh thoảng” đến “Rất thường xuyên”, tập trung nhiều ở mức “Khá thường xuyên”. Giảng viên Trường Đại học Sài Gòn có động lực lao động trong hoạt động giảng dạy cao hơn trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao động lực lao động cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sài Gòn.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 890
Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa và yếu tố văn hóa hiện diện trong mọi bình diện của ngôn ngữ. Dạy học theo quan điểm giao tiếp nói chung và dạy văn hóa giao tiếp nói riêng là một trong những tư tưởng chủ đạo của chiến lược dạy học tiếng mẹ đẻ ở trường phổ thông. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Phát triển giáo dục vùng đồng bào các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chiến lược. Vì vậy, việc tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt ở các tỉnh miền núi phía Bắc là cần thiết, nhằm trang bị cho các em một số kĩ năng giao tiếp, nâng cao năng lực cá nhân và chất lượng cuộc sống, tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 726
Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2012-2017 để phân tích thực trạng nhân lực trình độ đại học trên thị trường lao động. Kết quả cho thấy, lực lượng lao động có trình độ đại học tăng bình quân 9,71%/năm nhưng tốc độ tăng người có việc làm là 9,53%/năm, có sự giãn cách về nguồn nhân lực này giữa nam và nữ, nam có tỉ lệ cao hơn so với nữ. Tỉ lệ lao động có bằng cấp từ đại học trở lên làm nghề chuyên môn kĩ thuật bậc trung trở xuống có xu hướng giảm. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp ước lượng GLS cho mô hình tác động cố định với số liệu lặp lại của 220,064 doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2017. Kết quả ước lượng cho thấy, ảnh hưởng lan tỏa của doanh nghiệp FDI đến cầu lao động trình độ từ đai học trở lên là tích cực. Từ mô hình Input - Output cho thấy, nhu cầu lao động trình độ đại học trở lên chuyển biến tích cực, nhu cầu cao trong các ngành để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức sản xuất.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,040
Ở Việt Nam, những năm gần đây, đạo đức nhà giáo có biểu hiện suy thoái, số lượng các vụ vi phạm đạo đức nghề nghiệp tăng, nhiều vụ việc tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận. Vấn đề đạo đức nhà giáo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lí, nhà khoa học trong nước nhưng vẫn chưa tìm được những giải pháp thật sự hữu hiệu. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu, luận giải nguyên nhân của vấn đề suy thoái đạo đức của một bộ phận nhà giáo ở nước ta, từ đó đề xuất 4 kiến nghị góp phần củng cố và xây dựng đạo đức nhà giáo hiện nay
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,066
Năng lực đọc hiểu văn bản là nền tảng trong các năng lực văn học nói chung. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều nhưng nó vẫn còn cần được nhìn nhận sâu và kĩ hơn nữa. Bám sát mục tiêu phát triển năng lực của chương trình giáo dục tổng thể năm 2018, chúng tôi đề xuất một phương pháp đọc hiểu ở một trường hợp lựa chọn là ngữ liệu mở. Chúng tôi chọn một văn bản không có trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành: Bài thơ “Thuốc đắng” của tác giả Mai Văn Phấn để tiến hành thực nghiệm vì đây là một văn bản đáp ứng được những tiêu chí mà nghiên cứu này đặt ra: hay, lạ, nhiều cơ hội khai thác để tiệm cận hướng phát triển năng lực nhưng vẫn vừa sức học sinh.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 586
Việc dạy học tiếng Anh hiệu quả đang là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà phương pháp dạy học Ngoại ngữ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu quan niệm về dạy học tiếng Anh hiệu quả của sinh viên đang học tiếng Anh không chuyên tại Trường Đại học Vinh. 190 sinh viên cùng tham gia vào khảo sát và phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên cho rằng việc tổ chức và thiết kế các hoạt động dạy học và đánh giá đóng vai trò quan trọng nhất trong việc dạy tiếng Anh hiệu quả. Bên cạnh đó, môi trường học và các thuộc tính của giảng viên cũng góp phần rất quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả của việc giảng dạy. Trên cơ sở những kết quả đã tìm ra, bài báo đưa ra một số đề xuất giáo dục nhằm cải thiện tính hiệu quả trong dạy học tiếng Anh tại các trường đại học hiện nay.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,031
Môi trường học tập thân thiện cho học sinh ở các trường trung học cơ sở ngày càng được các nhà quản lí, cộng đồng giáo dục và xã hội quan tâm. Môi trường vật chất thân thiện, hiện đại trong nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và động lực khiến học sinh cảm thấy thoải mái học tập khi đến lớp, là nơi hình thành và phát triển nhân cách học sinh thông qua một số giá trị văn hóa vật chất, giúp học sinh ý thức giữ gìn môi trường và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Do vậy, môi trường vật chất thân thiện có tầm quan trọng không nhỏ trong việc xây dựng môi trường học tập thân thiện cho học sinh. Bài viết trình bày thực trạng hoạt động xây dựng môi trường vật chất thân thiện cho học sinh ở các trường trung học cơ sở công lập tại Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh từ ý kiến đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Qua phân tích thực trạng xây dựng môi trường vật chất thân thiện, bài viết sử dụng phương pháp ANOVA 1 chiều (One-Way ANOVA) để kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa 3 nhóm đối tượng khảo sát gồm cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về các nội dung khảo sát.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 656
Nâng cao năng lực quản trị trường học là yêu cầu cấp thiết và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kịp thời, với sự đa dạng hóa các phương pháp, hình thức bồi dưỡng. Bài viết trình bày quan niệm về năng lực quản trị nhà trường và đề xuất những vấn đề thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực quản trị trường phổ thông hiệu quả.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 511
Dạy học theo hướng phát triển năng lực ứng dụng vào thực tế là xu hướng giáo dục được quan tâm ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Trong các phương pháp dạy học đang được sử dụng hiện nay, dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học có lợi thế trong việc phát triển năng lực ứng dụng lí thuyết vào thực hành. Ở bài viết này, chúng tôi vận dụng quy trình thiết kế dự án học tập để thiết kế dự án “Ứng dụng toán học để đánh giá ảnh hưởng của thuế lên người tiêu dùng, nhà sản suất và chính sách của chính quyền” trong học phần Toán cao cấp dành cho sinh viên khối ngành Kinh tế, góp phần phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tế cho người học.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 814
Một số lĩnh vực ở Việt Nam hiện đang trải qua những thay đổi nhanh chóng do sự đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, sự cởi mở của nó đối với thế giới, tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác đang tham gia toàn diện vào quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Lĩnh vực giáo dục phổ thông Việt Nam không ngoài xu hướng đó, minh chứng là hàng loạt chương trình giáo dục song ngữ (Việt - Anh, Việt - Pháp, …) đã ra đời. Bài viết tổng quan thực trạng triển khai chương trình giáo dục song ngữ tiếng Pháp ở nhà trường phổ thông hiện nay nhằm tìm ra điểm mạnh và những hạn chế còn tồn tại của mô hình song ngữ đã triển khai từ rất lâu này. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu tìm kiếm hướng đi mới thiết thực và hiệu quả cho việc xây dựng mô hình giáo dục song ngữ cho nhà trường phổ thông ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu giúp người học có thể sử dụng ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ trong bối cảnh giáo dục mới.