Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 530
Xu thế toàn cầu hoá đã tăng cường sự phụ thuộc và liên kết giữa các quốc gia. Công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu trở thành một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng. Giáo dục công dân toàn cầu cần được thực hiện đồng bộ trong tất cả các khâu từ quan điểm, chính sách và cần chi tiết đến chương trình, kế hoạch và hoạt động giáo dục từng bộ môn. Môn Ngữ văn được cho là môn học có nhiều cơ hội trong giáo dục công dân toàn cầu cho học sinh. Phương pháp tiếp cận giáo dục công dân toàn cầu cho môn học này cần linh hoạt để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Giáo viên có thể tích hợp thông qua việc lựa chọn chủ đề, nội dung, qua lựa chọn phương pháp tích cực để tăng cường nhận thức và hành động về các vấn đề toàn cầu như cho học sinh liên hệ thực tiễn, phát biểu suy nghĩ, điều tra, phỏng vấn thực tế, viết báo cáo, trình bày, xuất bản. Những hoạt động này sẽ giúp người học trở thành những công dân toàn cầu, luôn sẵn sàng vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 837
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc đưa ra những yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị trường học là cần thiết, làm căn cứ bước đầu xác định mức độ đáp ứng hoặc điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo sự phù hợp trong hoạt động giáo dục khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 751
Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đã và đang được triển khai thực hiện có nhiều ưu việt, thúc đẩy việc thực hiện giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, tăng cường giáo dục các kĩ năng cơ bản, kiến thức, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với các yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0. Dạy mô hình STEM tích hợp ở trường trung học thông qua môn Vật lí sẽ góp phần thay đổi tích cực trong việc hình thành và nâng cao năng lực của học sinh để giúp chuyển đổi mạnh mẽ trong quá trình giảng dạy từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực để phát triển năng lực của học sinh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 727
Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới làm thay đổi nền tảng sản xuất, phát sinh thêm nhiều ngành nghề mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới về năng lực, kiến thức và kĩ năng liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Vì vậy, các trường đại học ở Việt Nam cần phải nhận thức được những thách thức này, từ đó có chiến lược phù hợp cho việc đổi mới nội dung đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ, thay đổi phương thức đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong thời kì chuyển đổi số. Quản lí phát triển chương trình đào tạo là một quá trình liên tục và đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế và xã hội. Trong thực tế, nhiều trường đại học không quan tâm đầy đủ về điều này. Trong bài viết này, tác giả đề cấp đến việc đổi mới quản lí phát triển chương trình đào tạo bậc Đại học tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đề xuất một mô hình đổi mới quản lí phát triển chương trình đào tạo bậc Đại học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,372
Dạy học phát triển năng lực là một hướng dạy học tích cực nhằm giúp cho người học có khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực bản thân. Đây là hướng dạy học mà người dạy sẽ tổ chức các hoạt động cho người học chủ động suy nghĩ, tự giác tham gia vào tìm hiểu tri thức mới, nội dung mới, dựa vào kiến thức và vốn kinh nghiệm bản thân, để dạy học phát triển năng lực có hiệu quả, giáo viên phải nắm được nội dung và cách thức tổ chức dạy học. Bài báo đề cập đến một số phương thức tổ chức dạy học phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm phục vụ công tác giảng dạy sau này
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,476
Xu thế hội nhập và những chuyển biến nhanh chóng của thời cuộc đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải đổi mới căn bản, toàn diện, nhà trường phải gắn bó hơn nữa với thực tiễn cuộc sống để đào tạo những con người có năng lực hành động với tinh thần luôn học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã ban hành xem hoạt động trải nghiệm là phần rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học hướng đến phát triển năng lực học sinh. Bài viết bước đầu tìm hiểu khảo sát, nêu lên thực trạng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Vật lí hiện nay ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp trong việc tổ chức hoạt đọng trải nghiệm cho học sinh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,066
Kĩ năng tự chủ cảm xúc là một trong những kĩ năng sống cốt lõi, với các tên gọi khác như “kiểm soát cảm xúc”, “quản lí cảm xúc”, “đương đầu với cảm xúc”, “xử lí cảm xúc”, “kiềm chế cảm xúc”... “Kĩ năng tự chủ cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp”. Vì vậy, hình thành và phát triển kĩ năng tự chủ cảm xúc thành công giúp hình thành tốt các mối quan hệ trong xã hội, khiến con người không bị lệch chuẩn do xã hội đặt ra, đồng thời kĩ năng tự chủ cảm xúc được phát triển sẽ kéo theo sự phát triển các kĩ năng sống khác.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 633
Sử dụng công nghệ trong dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng đang là nhu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn chúng ta triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh, trong đó có năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Bài viết đề xuất quy trình ứng dụng phần mềm Storymap - một phần mềm phổ biến của hãng ESRI, có nhiều ưu điểm trong việc ứng dụng bản đồ, mở rộng phạm vi thông tin, kết nối hình ảnh, video… trong dạy học đọc hiểu thể loại kí ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ trong dạy học Ngữ văn và chất lượng dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông trong bối cảnh giáo dục 4.0 hiện nay
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 559
Giáo dục phổ thông đang có những đổi mới căn bản và toàn diện. Sự đổi mới này đã có ảnh hưởng lớn đến cán bộ quản lí giáo dục nói chung, tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học nói riêng. Bài báo đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông.Từ đó làm rõ khung năng lực của tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 763
Với mục tiêu “Giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”, hoạt động quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á cần được cải cách cơ bản và sâu sắc, hướng đến mô hình của các nước đang phát triển nhưng vẫn phải đáp ứng các đặc thù của xã hội và nền giáo dục đại học Việt Nam. Bài viết đánh giá thực trạng quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận AUN-QA của 5 cơ sở đào tạo. Việc quản lí chương trình đào tạo đã đạt được những kết quả khả quan như chuẩn đầu ra được xây dựng tương thích với tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, việc giám sát, đánh giá việc triển khai mục đích giáo dục, vai trò của người dạy và người học được thực hiện nhất quán, việc đánh giá hệ thống giám sát sự tiến bộ của người học, kết quả và khối lượng học tập của người học được triển khai hiệu quả... Kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, cần đề xuất các biện pháp khắc phục như các nội dung trong quản lí và phát triển chuyên môn của cán bộ giảng dạy và hỗ trợ, các nội dung trong việc quản lí kiểm tra đánh giá học tập chưa được thực hiện tốt, ....