Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 387
Với tốc độ lan tràn nhanh chóng, đại dịch virus corona đang tàn phá cuộc sống của loài người, đánh khuỵ cả các cường quốc kinh tế chủ chốt của thế giới. Những xáo trộn về tâm lí, nhịp sống và việc làm, sự suy giảm về kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc tới từng người dân, tới sự yên bình của mỗi quốc gia. Nhưng đại dịch cũng tạo ra những hệ quả bất ngờ, ít nhiều mang tính tích cực, trong đó có sự dịch chuyển một số giá trị văn hóa của con người nói chung và Việt Nam nói riêng.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 513
Giáo dục truyền thống gia đình dòng họ là mảng nội dung hết sức quan trọng cần được nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn. Từ những cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí về vấn đề này, bài báo nêu một số nội dung cơ bản của giáo dục truyền thống gia đình dòng họ tại Việt Nam, giúp các nhà quản lí xã hội, quản lí giáo dục và các bậc cha mẹ tham khảo để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp trong tình hình hiện nay. Bài báo gợi mở một số vấn đề thiết thực giúp mọi người, mọi gia đình nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng gia đình văn hóa, cơ sở của xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 312
Văn hóa truyền thống Tây Nguyên với các giá trị tiêu biểu vẫn còn phát huy tác dụng trong đời sống xã hội hiện tại ở nông thôn miền núi. Nhiều chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa, những định hướng trong giáo dục nhân cách… có thể tìm thấy trong văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Việc kế thừa và phát huy những giá trị đó trong giáo dục cho học sinh ở các tỉnh Tây Nguyên ý thức trách nhiệm của công dân, ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, ý thức trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc có một tầm quan trọng đặc biệt. Trong nghiên cứu này, tác giả góp thêm lời bàn về vai trò nhà trường phổ thông trong việc “Xây dựng con người để phát triển văn hóa” ở phương diện vai trò của nhà trường phổ thông trong góp phần xây dựng ý thức tự giác của chủ thể trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,229
Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Có nhiều mô hình, phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM như: Tìm tòi khám phá, 5E, 6E, 7E, TRIAL, 4C,…Tuy nhiên, việc lựa chọn một mô hình để thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, với đặc điểm một môn học, một chủ đề, một bài học cụ thể theo định hướng giáo dục STEM nhằm nâng cao chất lượng dạy học, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng. Bài viết trình bày việc sử dụng mô hình 5E để thiết kế chủ đề dạy học Chương 2, Hình học không gian lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM nhằm giới thiệu cho giáo viên thêm cách tiếp cận trong thiết kế kế hoạch dạy học môn Toán cấp Trung học phổ thông.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,228
Kĩ năng viết là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Đặc biệt, viết học thuật luôn là một thách thức đối với cả người dạy và người học. Đây là kĩ năng bắt buộc đối với sinh viên năm thứ nhất hệ Chất lượng cao tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết học thuật trong báo cáo này là một bài luận dài ít nhất 250 từ, được viết dưới áp lực thời gian là 40 phút, trong đó người viết phải đưa ra chính kiến tranh luận, nhận định về một vấn đề nào đó. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu những khó khăn khi làm bài viết học thuật, từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể cho việc học tập và giảng dạy kĩ năng làm bài viết học thuật.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 356
Đánh giá năng lực thực hành của học sinh, sinh viên là một trong những khâu quan trọng của quá trình giáo dục, đào tạo ở các nhà trường. Đây là quá trình thu thập, phân tích, xử lí thông tin thu được từ phía học sinh, sinh viên, đối chiếu với các tiêu chí đã xác định, đưa ra những nhận định, phán đoán khách quan, trung thực về khả năng chuyển hoá tri thức thành kĩ năng, kĩ xảo và giải quyết các công việc theo chuyên ngành đào tạo. Để có căn cứ đánh giá, cần xây dựng các tiêu chí, quy trình và xác định các phương pháp đánh giá.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 978
Năng lực nghiên cứu khoa học là một trong những năng lực quan trọng, làm cơ sở để phát triển các năng lực chung và năng lực tìm hiểu tự nhiên ở góc độ Hóa học cho học sinh trung học phổ thông. Việc nghiên cứu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học nói chung và thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học trong dạy học phần kim loại hiện nay còn hạn chế. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh gồm: Một số vấn đề chung của việc thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh trong dạy học Hóa học; Giới thiệu minh họa một số công cụ đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học trong dạy học phần kim loại Hóa học 12 như: đề kiểm tra năng lực, phiếu do giáo viên đánh giá, phiếu do học sinh tự đánh giá.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,085
Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên được hiểu “Là những tác động của các điều kiện không thuận lợi lên quá trình lao động cá nhân, gây những khó khăn, căng thẳng về mặt vật chất, tinh thần, thể chất, thời gian, công việc, gây cho chủ thể tâm trạng băn khoăn, lo lắng, không yên tâm kéo dài”. Bài báo khái quát về thực trạng áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học dựa trên 3 loại hình áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên như sau: 1/ Áp lực chuyên môn nghề nghiệp; 2/ Áp lực từ công tác quản lí, chính sách giáo dục; 3/ Áp lực từ các yêu cầu của xã hội. Từ đó, tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng, có mối liên hệ tới áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giảm áp lực phù hợp, hướng tới nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường tiểu học Việt Nam.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 269
Bài viết trình bày về kết quả đánh giá nhận thức của các lực lượng giáo dục (cán bộ quản lí, giáo viên, nhà nghiên cứu giáo dục) về kết quả dự báo số trẻ, số học sinh đến trường với công tác đảm bảo các điều kiện phát triển giáo dục tại Việt Nam. Khảo sát 6300 nhà quản lí và giáo viên các cấp, 150 giảng viên và nhà nghiên cứu giáo dục, 120 cán bộ quản lí các cấp, người nghiên cứu phát hiện nhiều minh chứng đáng quan tâm, kết quả phản ánh nhận thức của các lực lượng giáo dục về công tác dự báo số trẻ, số học sinh đến trường còn hạn chế. Do đó, khắc phục sự hạn chế về quan điểm là giải pháp cần thiết triển khai để đảm bảo các điều kiện phát triển giáo dục ở nước ta.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 314
: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực giảng dạy của giáo sinh chuyên ngành Tiếng Anh trong quá trình thực tập. Tham gia nghiên cứu gồm có 102 giáo sinh từ một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh trả lời bảng câu hỏi, trong đó có 14 giáo sinh giảng dạy tham gia trả lời phỏng vấn. Kết quả cho thấy, giáo sinh cho rằng, sự phát triển năng lực giảng dạy của họ bị tác động nhiều nhất từ các yếu tố liên quan đến bản thân họ, kế tiếp là các yếu tố liên quan đến giáo viên hướng dẫn thực tập. Tuy nhiên, giáo sinh thừa nhận rằng, yếu tố liên quan đến môi trường thực tập không có tác động đến sự phát triển năng lực giảng dạy của họ. Với những kết quả này, có thể giúp định hướng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và chương trình thực tập tại nơi nghiên cứu nói riêng và các cơ sở đào tạo giáo viên nói chung