Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 629
Kĩ năng làm việc hợp tác là một trong những kĩ năng quan trọng trong thời đại hiện nay, giúp mỗi người có thể hòa nhập cộng đồng xã hội, để tiến bộ, thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp tương lai, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp cho toàn xã hội. Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản nhất của kĩ năng làm việc hợp tác, gồm: Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, cơ chế hình thành, mức độ, từ đó giúp các giáo viên có định hướng ứng dụng vào dạy học theo hướng phát triển kĩ năng làm việc hợp tác, đáp ứng được yêu cầu về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực người học hiện nay.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 794
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng kĩ năng quản lí xung đột trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông. Dữ liệu thu thập được từ 268 học sinh trung học phổ thông, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy kĩ năng này của học sinh trung học phổ thông đang còn hạn chế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị đã được đề xuất nhằm hỗ trợ học sinh trung học phổ thông nâng cao kĩ năng quản lí xung đột.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,109
Đánh giá năng lực nói chung và năng lực đọc hiểu văn bản là một trong những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trong những năm gần đây, hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn nói chung và đánh giá năng lực đọc hiểu nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song những bất cập trong đánh giá năng lực đọc hiểu vẫn đang tồn tại. Trên cơ sở phân tích thực trạng đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục một số bất cập trong việc đánh giá năng lực đọc hiểu, cụ thể: Bám sát mục tiêu dạy học Ngữ văn trong nhà trường; Linh hoạt trong tiếp cận nội dung dạy học để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh; Tạo sự kết nối giữa phương pháp dạy học đọc hiểu với đánh giá năng lực đọc hiểu; Ngoài ra, những điều kiện thực hiện đánh giá năng lực cũng cần được đảm bảo (Chất lượng và số lượng các bộ công cụ sử dụng trong đánh giá; Năng lực của giáo viên; Nhận thức của học sinh, phụ huynh, xã hội về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực,...).
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 754
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về vấn đề vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Xác suất và Thống kê cho học viên chuyên ngành Trinh sát Kĩ thuật tại Học viện Khoa học Quân sự. Trong bài, tác giả đưa ra một số ví dụ, bài tập và chủ đề tích hợp giữa kiến thức Xác suất và Thống kê với kiến thức về Lí thuyết thông tin. Từ những ví dụ tích hợp, bài tập tích hợp và chủ đề tích hợp đã trình bày, giảng viên có thể sử dụng, vận dụng trong dạy học môn Xác suất và Thống kê cho học viên chuyên ngành Trinh sát Kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, hướng tới việc hình thành phát triển năng lực nghề nghiệp của học viên được tốt hơn.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 742
Bài viết trình bày quan điểm về mục tiêu giáo dục công dân toàn cầu, trên cơ sở đó phân tích một cách khái quát chương trình giáo dục phổ thông mới xét từ góc độ giáo dục công dân toàn cầu. Kết quả cho thấy, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, những yếu tố của giáo dục công dân toàn cầu cũng đã được phản ánh trong yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.Tác giả cũng khuyến nghị, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này ở các môn học/ hoạt động giáo dục và cho các đối tượng cụ thể, sẽ cần có sự cụ thể hóa cho phù hợp trong hướng dẫn và quá trình thực hiện chương trình, trong đó cần có vai trò quan trọng của tác giả sách, cán bộ quản lí, chỉ đạo ở các cấp, các nhà trường và mỗi giáo viên.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 836
Bài viết tổng hợp và đưa ra các quan niệm về tư duy thống kê, đồng thời chỉ ra các quá trình của tư duy thống kê. Qua đó, xác định được 5 mức độ tư duy thống kê gồm: Biết đọc hiểu dữ liệu; biết vẽ các biểu đồ và đồ thị đơn giản; biết tổ chức và thu gọn dữ liệu; biết phân tích dữ liệu; biết liên hệ thống kê với thực tiễn ngành Dược và chỉ ra 5 biểu hiện tư duy thống kê của sinh viên ở các trường đại học ngành Dược gồm: Có khả năng đọc biểu đồ, đồ thị; có khả năng tổ chức và thu gọn dữ liệu; có khả năng vẽ được một số biểu đồ, đồ thị dạng đơn giản; có khả năng phân tích dữ liệu thống kê và có khả năng liên hệ thống kê với thực tiễn ngành Dược.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,223
Đối với quá trình học tập của sinh viên nói chung, sinh viên Sư phạm Hoá học nói riêng, tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo bởi nó phát huy tính tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức của sinh viên. Do đó, bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho sinh viên là một công việc có vị trí rất quan trọng trong quá trình đào tạo ở trường đại học. Bài báo tập trung làm rõ thực trạng về: 1/Phương pháp dạy học giảng viên đã sử dụng trong dạy học các học phần Hóa học đại cương để phát triển năng lực tự học cho sinh viên; 2/ Mức độ cần thiết của việc xây dựng tài liệu tự học trong dạy học các học phần Hóa học đại cương cho sinh viên Sư phạm Hoá học; 3/ Mức độ cần thiết của việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các học phần Hóa học đại cương để phát triển năng lực tự học cho sinh viên; 4/ Đánh giá năng lực tự học các học phần Hóa học đại cương của sinh viên Sư phạm Hoá học; 5/ Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học các học phần Hóa học đại cương để phát triển năng lực tự học cho sinh viên
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,124
Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam chuyển từ coi trọng đánh giá tổng kết sang coi trọng đánh giá quá trình và hướng vào năng lực người học. Câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để có thể đánh giá xác thực được năng lực của học sinh trong quá trình dạy học?”. Bài viết nhằm mục đích nghiên cứu đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng Rubrics trong quá trình dạy học giúp giáo viên đánh giá chính xác nhất kết quả học tập thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh thực mà người học đạt được trong quá trình dạy học.Từ đó, giúp điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao kết quả học tập. Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu thiết kế Rubrics trong đánh giá kết quả học tập của học sinh trong bối cảnh thực. Kết quả cho thấy, có thể đánh giá xác thực kết quả học tập của học sinh, đồng thời nâng cao khả năng tự đánh giá của học sinh thông qua hoạt động, sản phẩm thực mà học sinh thực hiện.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 843
Tiếp cận theo lí thuyết của Joyce Epstein về 6 kiểu tham gia của gia đình, cộng đồng vào giáo dục nhà trường, bài viết đưa ra những chỉ dẫn hữu ích cho cha mẹ về các hành vi tham gia vào hoạt động giáo dục nhà trường, ý nghĩa mà sự tham gia này mang lại cho cha mẹ và con cái họ. Đồng thời, đứng từ phía nhà trường cũng cần nhận ra rằng, các gia đình không thể chủ động và tự biết cách tham gia vào giáo dục nhà trường. Để có thành công trong huy động sự tham gia của gia đình vào giáo dục của nhà trường, đòi hỏi nhà trường cần có những chiến lược, kế hoạch rõ ràng và cũng cần những hành động cụ thể như bài viết đã chỉ ra.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 550
Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm là một trong những chức năng cơ bản, trọng tâm của ngành đào tạo giáo viên. Để hoạt động này đạt hiệu quả thì không thể chỉ dựa vào những biện pháp truyền thống và dựa trên kinh nghiệm mà đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải nghiên cứu ứng dụng các phương pháp rèn luyện kĩ năng dạy học mang tính tích cực, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. Bài viết tập trung làm rõ vấn đề cơ bản về kĩ năng dạy học, điều tra thực trạng về việc rèn luyện kĩ năng dạy học của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trên nhóm kĩ năng dạy học chung. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong các biện pháp đó, tác giả đề cập đến việc vận dụng phương pháp dạy học vi mô nhằm rèn luyện tích cực kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm.