Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 293
Hiểu biết về tài chính là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển, ổn định tài chính và nền kinh tế. Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính của học sinh trung học phổ thông (N = 408) tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Bằng mô hình hồi quy nhị phân Binary Logistic, kết quả chỉ ra bảy nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hiểu biết tài chính. Những học sinh có kết quả học tập tốt, có dự định học đại học về khối ngành Kinh tế, có nhu cầu về giáo dục tài chính và thường xuyên xem các tin tức về kinh tế tài chính được phát hiện có mức độ hiểu biết về tài chính cao hơn. Môi trường gia đình với sự tham gia thảo luận về tài chính của các thành viên, trình độ học vấn của người mẹ cũng được phát hiện có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hiểu biết về tài chính. Vai trò của nhà trường được khẳng định thông qua tác động của yếu tố lồng ghép kiến thức vào các tiết học sẽ góp phần cải thiện hiểu biết tài chính của học sinh. Những phát hiện này cung cấp thông tin cho việc hình thành các chính sách giáo dục và chương trình giảng dạy hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính cho giới trẻ.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,200
Bài viết trình bày kết quả khảo sát về thực trạng trang bị và sử dụng thiết bị dạy học lớp 1 tại 9 tỉnh, thành phố. Thiết bị dạy học lớp 2 về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhưng thời điểm tiếp nhận chưa phù hợp, chất lượng thiết bị được đánh giá là ở mức trên trung bình. Giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học nhưng tập trung nhiều ở một số môn có nhiều thiết bị dạy học, công tác tập huấn thiết bị chưa được chú trọng nhiều, còn dành rất ít thời gian tập huấn thiết bị dạy học. Cán bộ quản lí còn bỏ qua việc yêu cầu các công ti cung cấp thiết bị tập huấn thiết bị mà họ cung cấp.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,234
Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kí quyết định ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT BTC ngày 26 tháng 12 năm 2018. Theo đó, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu triển khai với lớp 6 năm 2021 - 2022. Năm 2022, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu về tình hình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa lớp 6 ở tất cả các môn học trong phạm vi cả nước. Bài viết trình bày một phần kết quả thu được từ nghiên cứu này trong đó đi sâu mô tả thực trạng triển khai môn Khoa học tự nhiên lớp 6 - môn học có khá nhiều thay đối so với trước đây. Trên cơ sở những phát hiện ban đầu, bài viết phân tích và đưa ra một số khuyến nghị cho quá trình triển khai chương trình được hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 309
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong khoảng một thập kỉ gần đây, dạy học kết hợp (Blended Learning) có sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ ở bậc Đại học mà ngay cả đối với giáo dục phổ thông. Ở Việt Nam, việc dạy học kết hợp (và dạy học trực tuyến) ở nhà trường phổ thông xuất hiện khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam ở giai đoạn bình thường mới, các trường học đã mở cửa trở lại. Với những ưu điểm của dạy học trực tuyến, nhà trường phổ thông Việt Nam có thể áp dụng mô hình dạy học kết hợp để tăng cường hiệu quả và chất lượng giáo dục, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh. Nghiên cứu này phân tích thực trạng dạy học kết hợp, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong nhận thức, triển khai và các điều kiện đảm bảo, dựa trên phần trả lời phiếu hỏi của 10165 giáo viên và 946 cán bộ quản lí cấp Trung học cơ sở thuộc 8 tỉnh/thành đại diện cho các vùng miền trên cả nước, qua đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy triển khai dạy học kết hợp hiệu quả ở trường trung học cơ sở Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 571
Đổi mới phương pháp tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ xưa đến nay vẫn là làm cách nào chuyển vai trò của người học từ tiếp nhận kiến thức do thầy cung cấp sang chủ động, tích cực học tập. Học thông qua chơi là một hướng tiếp cận giáo dục mà nhà giáo dục tạo ra môi trường cho học sinh tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề học tập một cách vui vẻ hứng thú, từ đó tăng tính chủ động, tích cực của học sinh. Sở dĩ học thông qua chơi góp phần tăng tính chủ động, tích cực vì khi được học thông qua chơi học sinh có hứng thú với việc học, nhận thấy hoạt động học tập có ý nghĩa, điều đó thúc đẩy các em tham gia tích cực trong các hoạt động học tập, sẵn sàng thử nghiệm nhiều lần để đạt được kết quả và tích cực tương tác với bạn với thầy cô để nêu ý tưởng, báo cáo kết quả hoạt động,… Tất cả góp phần và thúc đẩy phát triển năng lực cho học sinh
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 626
Bài viết trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí chương trình đào tạo trình độ đại học theo tiếp cận AUN-QA ở Trường Đại học Sài Gòn đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên và sinh viên nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu uy tín, cạnh tranh nhằm tạo ra một thế hệ sinh viên bản lĩnh, tự tin, đáp ứng được mục tiêu trở thành trường đại học thông minh, có uy tín trong nước và quốc tế. Kết quả nghiên cứu là những thành tựu của Trường Đại học Sài Gòn đạt được nói chung và kiểm định trường học nói riêng.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 369
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cũng như giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông, đáp ứng các yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài viết đưa ra thực trạng giáo dục định hướng nghề nghiệp của một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đồng thời đề xuất một số phương pháp, mô hình sử dụng trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật, Sinh học lớp 10 nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong học tập. Kết quả thực nghiệm chứng minh tính hiệu quả của phương pháp được sử dụng trong dạy học thông qua kết quả các bài kiểm tra kiến thức sinh học cũng như khảo sát năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh của những lớp mà giáo viên đã tác động trong quá trình dạy học.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 706
Cảm xúc tiêu cực trong học tập của người học thu hút nhiều sự quan tâm của cơ quan quản lí, cơ sở giáo dục, gia đình và bản thân người học. Với quan điểm giáo dục “lấy người học làm trung tâm” thì việc nghiên cứu cảm xúc tiêu cực trong học tập có ý nghĩa quan trọng, bởi nó gián tiếp phản ánh chất lượng đào tạo và sự tương tác giữa cơ sở đào tạo với người học. Tuy nhiên, theo góc độ tiếp cận của marketing thì những lỗi hay thất bại trong việc cung cấp dịch vụ nói chung và dịch vụ đào tạo nói riêng là không thể tránh khỏi. Nghiên cứu này được thực hiện để tổng kết những loại cảm xúc tiêu cực điển hình của người học và gợi mở một số giải pháp để làm nguồn học liệu tham khảo cho các nhà quản lí giáo dục, cơ sở đào tạo ở Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 310
Trong bối cảnh Việt Nam đang bắt đầu thực thi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, trong đó có môn Lịch sử, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh đối chiếu và quan sát dự giờ, bài viết khái quát quá trình, phân tích một số đặc điểm của công cuộc đổi mới Chương trình giáo dục môn Lịch sử ở Trung Quốc kể từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay. Xuất phát từ những tương đồng về mục tiêu và tính chất nền giáo dục giữa hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc, nghiên cứu quá trình và những đặc điểm này sẽ góp thêm tiếng nói hữu ích cho công cuộc đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa môn Lịch sử ở Việt Nam hiện nay.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 535
Hiện nay, tại các trường tiểu học ở Việt Nam, việc áp dụng dạy học phân hóa đã ngày càng phát triển và được thực hiện một số hình thức khác nhau, một trong số đó là bài tập phân bậc. Tuy nhiên, thực trạng của việc thiết kế bài tập phân bậc trong dạy học phân hóa ở tiểu học hiện nay chưa đạt kết quả như mong muốn. Một trong những nguyên nhân cơ bản đó là do giáo viên đều dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa được hướng dẫn, tập huấn bài bản về quy trình các bước một cách khoa học trong việc thiết kế bài tập trong quá trình dạy học. Vì vậy, trên cơ sở phân tích nghiên cứu từ 576 cán bộ quản lí và giáo viên của 6 trường tiểu học tại thành phố Hà Nội, tác giả đã tổ chức, tập huấn cho giáo viên vận dụng quy trình 7 bước để thiết kế bài tập phân bậc trong môn Khoa học lớp 4 và Toán học lớp 5 và đã có kết quả bước đầu trong sản phẩm của giáo viên cũng như trên kết quả học tập của học sinh.