Nhận định về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Nhận định về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045

Nguyễn Thị Thanh Thủy thuy.nguyenthithanh@hust.edu.vn Đại học Bách Khoa Hà Nội Số 01 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết phân tích nhận định của 316 đối tượng khảo sát đến từ các trường đại học, học viện và viện nghiên cứu trên 24 tỉnh/thành phố thông qua phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế dưới dạng google form về việc đưa ra các nhận định về mức độ ảnh hưởng của 16 yếu tố đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu khảo sát đa dạng, mang tính đại diện cho các quan điểm đến từ các cơ quan, vị trí công tác khác nhau trong lĩnh vực giáo dục trên khắp cả nước. Thông qua khảo sát cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam là: 1/ Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam; 2/ Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; 3/ Cách mạng công nghiệp 4.0; 4/ Xu thế phát triển giáo dục đào tạo trên thế giới; 5/ Nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu khoa học giáo dục. Các yếu tố ảnh hưởng thấp nhất đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam là: 1/ Quan hệ, hợp tác nghiên cứu với các cá nhân, tổ chức quốc tế; 2/ Trào lưu các nghề trong xã hội; 3/ Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục.
Từ khóa: 
Nhận định
mức độ ảnh hưởng
yếu tố
Phát triển
khoa học giáo dục Việt Nam.
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Mạnh Dũng, (2015), Về Khoa học và Giáo dục (dưới góc nhìn lịch sử khoa học và giáo dục), Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu Giáo dục, tập 31, số 1, tr.66-72.

[2] Nguyễn Đức Minh - Nguyễn Lê Vân Dung - Nguyễn Thị Thanh Thủy - Phạm Thị Bích Đào, (2023), Khoa học giáo dục Việt Nam - Thực tiễn đặt ra và xu hướng nghiên cứu giai đoạn 2023-3030, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 19, Số 03

[3] Robby Zidny, Jesper Sjöström & Ingo Eilks, (2020), A Multi-Perspective Reflection on How Indigenous Knowledge and Related Ideas Can Improve Science Education for Sustainability, Science and Education.

[4] Tzung-Jin Lin et all, (2018), Research trends in science education from 2013 to 2017: a systematic content analysis of publications in selected journals, International Journal of Science Education, Volume 41, 2019 - Issue 3.

[5] Nguyễn Lộc, (2011), Khái niệm, cấu phần và xu thế nghiên cứu của khoa học giáo dục trong Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[6] Phan Văn Kha, (2021), Khoa học giáo dục với sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam.

[7] Phạm Hồng Quang, (2023), Nghiên cứu giáo dục trong bối cảnh mới và vai trò của Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Giáo dục.

Bài viết cùng số