Vận dụng kĩ thuật đọc “SQ3R” vào dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Vận dụng kĩ thuật đọc “SQ3R” vào dạy học đọc hiểu nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Trịnh Văn Sỹ xuansydhsphue@gmail.com Trường Trung học phổ thông FPT Đà Nẵng Phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Tóm tắt: 
Hiện nay, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện với mục đích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Ngoài ra, Chương trình 2018 cũng yêu cầu việc đổi mới các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất. Đặc biệt, phát triển kĩ năng đọc vô cùng quan trọng và cấp thiết hiện nay để phát triển năng lực cảm thụ văn học. Với học sinh trung học phổ thông, chiến thuật hay kĩ năng đọc văn bản chưa đa dạng và khó tiếp cận, khó hiểu sâu về văn bản. Kĩ thuật đọc hiểu SQ3R là một chiến thuật đọc nổi tiếng giúp học sinh một số thao tác cụ thể và hữu ích cho từng giai đoạn đọc. Chính vì vậy, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích kĩ thuật và vận dụng vào dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển đa dạng kĩ năng mà Chương trình 2018 yêu cầu. Kĩ thuật SQ3R là gì? Tiến hành như thế nào? Trong bài khoa học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chi tiết để giải quyết hai vấn đề trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giờ đọc hiểu có sử dụng kĩ thuật SQ3R đều được học sinh đánh giá cao vì giúp các em cải thiện kĩ năng đọc và đọc sâu văn bản. Ngoài ra, khi sử dụng kĩ thuật, các em thấy được việc đọc văn bản là một thao tác vô cùng quan trọng trong quá trình trải nghiệm cùng văn bản.
Từ khóa: 
Ngữ văn
trung học phổ thông
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
kĩ thuật đọc
phát triển năng lực
Tham khảo: 

[1] Trịnh Văn Sỹ, (09/2023), Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tr.198-205.

[2] Trần Thị Huệ - Phan Thị Thơm, (2023), Vận dụng kĩ thuật SQ3R để dạy học - đọc các văn bản nghị luận ở bài 3 “Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận” (Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, Sáng kiến kinh nghiệm, Nghệ An.

[3] Hiểu đúng về nội dung đọc hiểu, https://s.net.vn/0w6e.

[4] Trần Đình Sử, (2011), Văn bản văn học và đọc hiểu văn bản, in trong Tài liệu tập huấn giáo viên trường chuyên - Môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[5] Nguyễn Thanh Hùng, (2011), Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6] Phạm Thị Thu Hiền, (2014), So sánh vấn đề đọc hiểu văn bản trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn của Việt Nam và một số nước trên thế giới, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội

Bài viết cùng số