Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 968
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học cho học sinh tiểu học là một trong những nội dung cụ thể của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và ở Tiểu học nói riêng. Thực tế, việc tổ chức hoạt động vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng quy trình học tập trải nghiệm được phát triển theo mô hình học tập trải nghiệm của David A.Kolb trong dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả của Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,012
Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng việc mở rộng nền giáo dục ra thế giới. Hơn bốn mươi năm trở lại đây, cùng với cải cách và mở cửa, trình độ quốc tế hóa giáo dục của Trung Quốc ngày càng được nâng cao, dần dần phát triển và đi vào con đường quốc tế hóa giáo dục mang màu sắc Trung Quốc. Trong tiến trình lịch sử phát triển chính sách quốc tế hóa giáo dục của Trung Quốc, có hai nhánh chiến lược quan trọng: Một là “Đi ra ngoài”, hai là “Thu hút vào”, hai chiến lược này song hành cùng nhau nhưng không cản trở nhau. Bài viết tập trung trình bày cách thức thực hiện hai nhánh chiến lược này để làm cơ sở thực tiễn đề xuất một số khuyến nghị cho công cuộc quốc tế hóa giáo dục tại Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,977
“Phép biện chứng duy vật” là một nội dung quan trọng trong chương trình học phần “Triết học Mác -Lênin” được giảng dạy ở trình độ đại học. Nhằm giúp cho việc giảng dạy phần nội dung này được gắn kết với thực tiễn cuộc sống sinh động, thuyết phục và dễ hiểu hơn đối với sinh viên, tác giả bài viết đã thực hiện việc liên hệ, minh họa thông qua một số câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,492
Giáo dục nói chung, giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong đó, ngày càng hướng tới chất lượng của giáo dục, đáp ứng nhu cầu của người học về cơ hội tiếp cận và về chất lượng đối với học sinh người dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cùng đất nước. Dưới bình diện tiếp cận và công bằng trong tiếp cận giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số, bài viết cung cấp kịp thời những minh chứng về thực trạng các vấn đề liên quan đến học sinh người dân tộc thiểu số qua công tác phổ cập giáo dục, qua thang đo dựa trên các tiêu chí chính về tỉ lệ nhập học, nhập học đúng độ tuổi, lên lớp, chuyển cấp và các vấn đề về giới, dân tộc, vùng miền,… được phát hiện/phân tích thông qua các nghiên cứu, các thông tin dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Thống kê,… làm cơ sở cho việc đề xuất, kiến nghị xây dựng chiến lược giáo dục Việt Nam trong giai đoạn tới.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,367
Phân tích đề thi theo lí thuyết khảo thí cổ điển (CTT) và lí thuyết khảo thí hiện đại (IRT) thường đề cập đến độ khó của câu hỏi. Cách xác định độ khó câu hỏi khác nhau về biểu thức toán học nhưng có chung ý nghĩa thống kê, khi câu hỏi càng khó thì xác suất trả lời đúng câu hỏi của thí sinh càng thấp. Bài báo trình bày cách xác định độ khó cũng như các tham số khác của câu hỏi trong đề thi theo các lí thuyết nêu trên và tương quan kết quả thu được. Tính toán các giá trị tham số theo lí thuyết được lập trình trên các phần mềm Excel, CETA và R. Trên cơ sở đó, kiểm tra sự tương đồng của hai lí thuyết CTT và IRT và khuyến nghị trong thực tế.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,464
Giáo dục đại học đóng vai trò cung cấp những kiến thức và kĩ năng cho sinh viên tham gia vào thị trường lao động. Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học chuyển dần sang việc đào tạo theo học chế tín chỉ, việc đổi mới hoạt động giảng dạy theo yêu cầu của học chế tín chỉ “Lấy người học là trung tâm” là điều không thể thiếu. Tự học có vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ con người. Bài viết tìm hiểu những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến ý thức tự học của sinh viên như: Yếu tố nhà trường, yếu tố xã hội, yếu tố gia đình và yếu tố viễn cảnh nghề nghiệp. Với những yếu tố khách quan này thì những yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý thức tự học. Từ đó, có thể giúp nhà trường có những hướng tiếp cận mới trong đào tạo để phát huy ý thức tự học cho sinh viên.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 630
Mô hình trường trung cấp nghề nghiệp là giải pháp chiến lược, được coi là “công cụ” chủ đạo để phân luồng, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học, đáp ứng nhu cầu, phù hợp với nguyện vọng của học sinh và phụ huynh học sinh trung học cơ sở. Người tốt nghiệp trung cấp nghề có thể tham gia thị trường lao động hoặc tiếp tục học lên cao đẳng, đại học theo chương trình đào tạo liên thông khi nếu có nhu cầu và điều kiện. Tuy nhiên, thiết kế và đưa mô hình vào thực tiễn là vấn đề phức tạp cần có sự thống nhất và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ/ngành có liên quan và các địa phương. Mô hình cần được nghiên cứu bài bản, tổ chức xây dựng đề án, chuẩn bị đủ điều kiện trước khi tiến hành thí điểm, đánh giá và mở rộng triển khai đại trà trong thời gian tới
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 527
Tham vấn nghề là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (giáo viên) và học sinh, trong đó nhà tham vấn (giáo viên) vận dụng các kiến thức và kĩ năng của bản thân để trợ giúp học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình lựa chọn ngành, nghề tương lai. Quy trình hoạt động tham vấn nghề gồm 3 giai đoạn và 11 bước với mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện rõ ràng, cụ thể: Giai đoạn 1 - Chuẩn bị cho hoạt động tham vấn nghề (5 bước); Giai đoạn 2 - Tham vấn nghề cho học sinh (4 bước); Giai đoạn 3 - Tổng kết, đánh giá và kinh nghiệm rút ra sau quá trình tham vấn ngành, nghề cho học sinh (2 bước).
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 525
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí ngành Giáo dục Mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước đang là vấn đề đặt ra đối với ngành Giáo dục. Bài viết trình bày căn cứ xây dựng Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non dựa trên kinh nghiệm trong nước và trên thế giới. Từ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tiến hành xây dựng Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non và ban hành thông tư hướng dẫn sử dụng Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non phù hợp với thực tiễn của đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 430
Đội ngũ giảng viên dạy nghề ở quân đội thuộc Bộ Quốc phòng có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp giáo dục và hiệu quả của quản lí giáo dục nghề nghiệp phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của mỗi giảng viên quân đội. Để đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề ở khu vực Duyên hải miền Trung, tác giả thực hiện khảo sát các đối tượng chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề, cán bộ quản lí ở các sở lao động, thương binh và xã hội, cán bộ quản lí và một số giảng viên ở các trường cao đẳng nghề thông qua mẫu phiếu điều tra khảo sát.