Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 453
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là một trong các nhiệm vụ quan trọng của trường trung học phổ thông chuyên. Để phát triển năng lực này, đòi hỏi giáo viên phải thiết kế giáo án theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo trước khi tiến hành dạy học Hoá học trên lớp. Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo sẽ định hướng vào hoạt động của học sinh, giúp học sinh tham gia hoạt động học tập sáng tạo, gắn lí thuyết với thực hành, nhà trường với xã hội. Qua khảo sát việc dạy học Hoá học ở một số trường trung học phổ thông chuyên khu vực Trung Bộ và Nam Bộ cho thấy, giáo viên còn hạn chế trong việc thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tập. Bài viết đề cập đến việc thiết kế kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 592
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học trong trong trường trung học cơ sở, dạy học trải nghiệm giúp học sinh chủ động tìm tòi, khám phá thế giới hiện thực xung quanh để thu nhận được kiến thức, hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù. Sinh học 6 là môn học nghiên cứu các loại thực vật xung quanh trong cuộc sống nên kiến thức của môn học rất rộng và học sinh có thể vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, nếu học sinh không được thực hành, trải nghiệm mà chỉ học kiến thức “chay” thì sẽ khó tiếp thu, việc học sẽ trở nên nặng nề, khô khan và nhàm chán. Bài viết trình bày khái quát một số vấn đề chung về dạy học trải nghiệm và dạy học trải nghiệm môn Sinh học 6, đồng thời đề xuất quy trình tổ chức dạy học môn Sinh học 6 để học sinh trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh, qua đó tự kiến tạo nên kiến thức, kĩ năng và giá trị mới. Bài viết cũng đề cập tới một số lưu ý đối với quá trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm môn Sinh học 6 tại các trường trung học cơ sở.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 332
Giáo dục phổ thông giữ vị trí nền tảng trong trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đổi mới quản lí các trường phổ thông công lập có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Thực trạng quản lí các trường phổ thông công lập hiện còn bất cập về bộ máy tổ chức, quản lí chuyên môn, quản lí nhân sự và quản lí tài chính, cơ sở vật chất. Nguyên nhân là do hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ và thống nhất, tư duy cán bộ quản lí, giáo viên vẫn còn mang tính bao cấp, tập trung, chưa có sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và các địa phương trong thực hiện. Từ đó, đề xuất các giải pháp đổi mới quản lí các trường phổ thông công lập đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đó là: Thực hiện phân cấp quản lí, trao quyền tự chủ cho các trường phổ thông công lập, hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí...
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 387
Bài viết giới thiệu một số công cụ nhận diện học sinh khó khăn về nói bằng hình ảnh, ứng dụng được trên điện thoại di động. Các công cụ được xây dựng với mục tiêu đơn giản, dễ ứng dụng, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, kích thích trí tò mò ở học sinh đầu cấp Tiểu học bằng những câu đố và trò chơi thú vị. Học sinh khó khăn về nói là những học sinh có biểu hiện suy giảm về khả năng phát âm với các dạng đặc trưng thường gặp là: Nói ngọng, nói lắp, khó nói, chậm nói, rối loạn giọng nói, không nói được... khiến các em gặp nhiều khó khăn trong học tập và giao tiếp hằng ngày. Các công cụ nhận diện khó khăn về nói được dùng để kiểm tra khả năng phát âm, kiểm tra nói lắp và kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh. Các công cụ nhận diện này sẽ giúp giáo viên xác định khá chính xác đối tượng học sinh khó khăn về nói. Từ đó, giáo viên có điều kiện lên kế hoạch hỗ trợ cho đối tượng học sinh này tốt hơn trong môi trường giáo dục hòa nhập.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 373
Bài viết trình bày thực trạng phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay bằng các chứng cứ rất cụ thể, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp cơ bản giúp giáo viên tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Nâng cao kĩ năng giao tiếp và xử lí tình huống sư phạm là điều kiện tiên quyết nhằm hình thành và phát triển đạo đức nhà giáo; Thực hiện các quy định đạo đức công vụ và hướng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 332
Thế kỉ XXI diễn ra khủng hoảng giá trị trên toàn cầu và ở từng quốc gia. UNESCO khuyến cáo rằng, các quốc gia, các nhà khoa học cần chú ý vào việc giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ. Thực tiễn phát triển giáo dục đã cho thấy chỉ thông qua con đường giáo dục giá trị mới có cơ sở bền vững cho vấn đề khủng hoảng phát triển nhân cách học sinh. Bài viết phân tích kinh nghiệm giáo dục giá trị cho học sinh trong nhà trường phổ thông của các nước Mĩ, Australia và Nhật Bản qua ba nội dung chính: Mục tiêu giáo dục giá trị, nội dung giáo dục giá trị và phương pháp giáo dục giá trị, từ đó rút ra kết luận để các nhà giáo dục Việt Nam có thể tham khảo.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 505
Để đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Sử dụng bài toán nhận thức trong dạy học nói chung và trong dạy học hóa học nói riêng là một trong các biện pháp đó. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập tới bài toán nhận thức trong dạy học, bài toán nhận thức hóa học và vấn đề đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông, đề xuất bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh bao gồm: Bảng kiểm quan sát của giáo viên, phiếu tự đánh giá của học sinh và bài kiểm tra có sử dụng bài toán nhận thức trong chương Halogen - Hóa học 10 đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 359
Bài viết trình bày khái quát về sự hình thành và phát triển bộ môn Khoa học Quản lí giáo dục trên thế giới và Việt Nam như: Một số vấn đề chung về Khoa học Quản lí giáo dục, lịch sử hình thành và phát triển bộ môn Khoa học Quản lí giáo dục, những kết quả nghiên cứu về Khoa học Quản lí giáo dục. Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn đổi mới giáo dục và quản lí giáo dục ở Việt Nam, bài viết đề xuất những định hướng nghiên cứu và các giải pháp phát triển Khoa học Quản lí giáo dục trong bối cảnh mới.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 338
Xu thế toàn cầu hoá đã tăng cường sự phụ thuộc và liên kết giữa các quốc gia. Công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu trở thành một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng. Giáo dục công dân toàn cầu cần được thực hiện đồng bộ trong tất cả các khâu từ quan điểm, chính sách và cần chi tiết đến chương trình, kế hoạch và hoạt động giáo dục từng bộ môn. Môn Ngữ văn được cho là môn học có nhiều cơ hội trong giáo dục công dân toàn cầu cho học sinh. Phương pháp tiếp cận giáo dục công dân toàn cầu cho môn học này cần linh hoạt để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Giáo viên có thể tích hợp thông qua việc lựa chọn chủ đề, nội dung, qua lựa chọn phương pháp tích cực để tăng cường nhận thức và hành động về các vấn đề toàn cầu như cho học sinh liên hệ thực tiễn, phát biểu suy nghĩ, điều tra, phỏng vấn thực tế, viết báo cáo, trình bày, xuất bản. Những hoạt động này sẽ giúp người học trở thành những công dân toàn cầu, luôn sẵn sàng vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 543
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc đưa ra những yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị trường học là cần thiết, làm căn cứ bước đầu xác định mức độ đáp ứng hoặc điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo sự phù hợp trong hoạt động giáo dục khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới.