Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 437
Với mục tiêu “Giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”, hoạt động quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á cần được cải cách cơ bản và sâu sắc, hướng đến mô hình của các nước đang phát triển nhưng vẫn phải đáp ứng các đặc thù của xã hội và nền giáo dục đại học Việt Nam. Bài viết đánh giá thực trạng quản lí chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận AUN-QA của 5 cơ sở đào tạo. Việc quản lí chương trình đào tạo đã đạt được những kết quả khả quan như chuẩn đầu ra được xây dựng tương thích với tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, việc giám sát, đánh giá việc triển khai mục đích giáo dục, vai trò của người dạy và người học được thực hiện nhất quán, việc đánh giá hệ thống giám sát sự tiến bộ của người học, kết quả và khối lượng học tập của người học được triển khai hiệu quả... Kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, cần đề xuất các biện pháp khắc phục như các nội dung trong quản lí và phát triển chuyên môn của cán bộ giảng dạy và hỗ trợ, các nội dung trong việc quản lí kiểm tra đánh giá học tập chưa được thực hiện tốt, ....
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 448
Giáo dục thông minh là sự chuyển đổi từ giáo dục truyền thống sang nền tảng giáo dục mới, thể hiện trên năm thành tố có tính tương tác cao: (1) Tính tự chủ, tự định hướng (Self-directed); (2) Có động lực học tập (Motivated); (3) Sự thích ứng (Adaptive); (4) Giàu hóa tài nguyên (Resource-enriched); (5) Tích hợp công nghệ (Technology). Giáo dục thông minh hướng tới mục đích đổi mới phương pháp giáo dục thể hiện trong một môi trường giáo dục được hỗ trợ bởi công nghệ, tạo ra sự thích ứng và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0. Các nghiên cứu về trường học thông minh xác định những đặc điểm chung của trường học thông minh hoặc đi sâu vào các thành tố của trường học thông minh như mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá, …Việc nghiên cứu xác định các “mức độ thông minh” làm cơ sở cho việc xây dựng, phát triển trường học thông minh. Bài viết này thảo luận về các đặc điểm chính của giáo dục thông minh và môi trường học tập thông minh, trường học thông minh trên cách nhìn tổng thể mang tính cấu trúc, đặc biệt sẽ chỉ ra các yếu tố liên quan, thống nhất để xây dựng trường học thông minh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 441
Trong những năm vừa qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã xác định “Chiến lược phát triển kinh tế biển là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hàng đầu của cả nước”. Do vậy, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực hàng hải được đào tạo với chất lượng cao. Bài viết chỉ ra những thách thức, cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại đối với giáo dục - đào tạo ở nước ta; những thực trạng chung và nhu cầu về nhân lực hàng hải chất lượng cao ở Việt Nam; trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực hàng hải Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, việc nâng cao chất lượng nhân lực hàng hải trở nên cấp thiết và quan trọng, đó là công việc có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển của ngành Hàng hải, phát triển kinh tế biển Việt Nam từ nay đến năm 2025 và lâu hơn nữa. Đồng thời, thông qua việc “nâng cao chất lượng nhân lực hàng hải” sẽ góp phần tích cực vào việc “hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng trước mắt cũng như lâu dài về bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo… trước những thế lực thù địch liên tục gây hấn và lăm le xâm lấn chủ quyền biển đảo trên Biển Đông của Việt Nam”.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 370
Giáo dục giá trị cho học sinh phổ thông là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo nền tảng căn bản của nhân cách và làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động của các em. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là khi xã hội đang có những dấu hiệu xuống cấp về văn hóa và đạo đức, vấn đề mấu chốt trước tiên là phải xác định được hệ giá trị (nhân cách) cốt lõi cần hình thành ở học sinh, từ đó xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp. Bài viết tập trung phân tích và đưa ra một số luận điểm căn bản giúp trả lời câu hỏi: Những giá trị nào là cốt lõi cần hình thành ở học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế?
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 539
Toán học là khoa học xuất phát từ thực tiễn và là công cụ để giải quyết thực tiễn. Bản chất của dạy học Toán ở trường phổ thông là hướng học sinh vào luyện tập các hoạt động nhận thức các đối tượng toán học, nắm được các thuộc tính bản chất của đối tượng. Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán mới đã dành thời lượng phù hợp để giáo viên tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh, thông qua nội dung dạy học toán hoặc các chuyên đề học tập, nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn. Hoạt động học tập của học sinh trong chương trình mới này chú trọng đến các hoạt động luyện tập, khám phá vấn đề, ứng dụng những điều đã biết, đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống. Bài báo bàn về các hoạt động nhận thức của học sinh gắn với tình huống thực tiễn trong dạy học Toán cũng như quy trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua các tình huống thực tiễn trong dạy học Toán ở trường phổ thông.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 881
Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tổ chức giảng dạy hướng tới kinh nghiệm hiện có và trải nghiệm thực tế của HS là phù hợp với mục tiêu dạy học phát triển năng lực. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là một trong các năng lực đặc thù của bộ môn Vật lí. Bài viết tập trung vào việc phân tích các kĩ năng bộ phận của năng lực thành tố này ở HS trung học phổ thông với các biểu hiện hành vi cụ thể và xây dựng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Trái đất và Bầu trời” nhằm phát triển được năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 399
Bài viết giới thiệu việc sử dụng trò chơi dân gian kết hợp với việc phát triển từ vựng cho sinh viên trong hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích giúp sinh viên có thể học và tăng cường vốn từ vựng của mình nhờ vào môi trường thân thiện, gần gũi, tự nhiên, từ đó đặt nền tảng cho việc nâng cao kĩ năng ngôn ngữ.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 419
Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu xu thế xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn ở một số quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Phần Lan, Đức, Nga, Mĩ và thực trạng về xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn ở Việt Nam.Trên cơ sở đó, bài viết đúc kết một số vấn đề đặt ra ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay như: Việc xây dựng, trang bị; Sắp xếp, bố trí bàn ghế trong phòng học bộ môn; Tổ chức hoạt động và tổ chức quản lí phòng học bộ môn. Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc đề xuất xây dựng phòng học bộ môn ở trường phổ thông hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 947
Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục và chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng y tế. Dạy học theo dự án dưới góc độ tự học thông qua quá trình tổ chức dạy học theo 3 bước: (1) Lập kế hoạch học tập dự án; (2) Thực hiện dự án; (3) Đánh giá dự án. Thông qua dạy học theo dự án giúp giáo viên định hướng vai trò tổ chức, hỗ trợ, đánh giá và khuyến khích sinh viên phát huy tính chủ động và sáng tạo trong học tập. Từ đó, hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,108
Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong trường trung học phổ thông, góp phần hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm có thể chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành phẩm chất, năng lực của học sinh một cách tự nhiên.Trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc trưng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông, bài báo đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông: 1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 2/ Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 3/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đề xuất các ý tưởng về hoạt động trải nghiệm; 4/ Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 5/ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông.