Hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi thông qua hình ảnh hóa thông tin: Thực trạng và bài học kinh nghiệm

Hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi thông qua hình ảnh hóa thông tin: Thực trạng và bài học kinh nghiệm

Đỗ Thị Thảo tapchikhoahocgiaoduc2020@gmail.com Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Hà Thị Như Quỳnh nhuquynhkt1986@gmail.com Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Tâm lí - Giáo dục CHIC 90 Cầu Lớn, Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hiền nguyenhien2010hnue@gmail.com Viện Phát triển công nghệ giáo dục đặc biệt Số 36, ngõ 259/5 phố Vọng, Hai Bà Trung, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài báo nghiên cứu lí luận và thực trạng hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường chuyên biệt. Nghiên cứu được thực hiện trên 74 giáo viên và 48 cha mẹ có trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhằm tìm hiểu sâu hơn về quy trình, biện pháp và hệ thống bài tập hình thành biểu tượng về số lượng thông qua hình ảnh hóa thông tin cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: 1/ Ở giai đoạn 5 - 6 tuổi, trẻ rối loạn phổ tự kỉ dần chuyển tiếp sang giai đoạn học tích lũy, nhận biết số - số lượng tương ứng, song đây cũng là giai đoạn trẻ gặp nhiều khó khăn về hình thành biểu tượng về số lượng; 2/ Việc tiếp thu thông tin bằng tri giác thị giác là một trong những điểm mạnh của trẻ rối loạn phổ tự kỉ nên nếu sử dụng hệ thống hình ảnh hóa thông tin nhằm hình thành biểu tượng về số lượng sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học dễ dàng hơn; 3/ Cả giáo viên và cha mẹ trẻ đều nhận thức đúng đắn về quá trình hình thành biểu tượng cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi thông qua hình ảnh hóa thông tin nhưng họ còn gặp khó khăn trong việc hệ thống hóa, cấu trúc hóa hình ảnh nhằm thu hút và kích thích tri giác thị giác cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi để giúp trẻ học tập tốt hơn.
Từ khóa: 
Symbols of quantity
autism spectrum disorder
information visualization
Tham khảo: 

[1] Đỗ Thị Minh Liên, (2012), Lí luận và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[2] Đỗ Thị Minh Liên, (2011), Giáo trình Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán, NXB Giáo dục Việt Nam.

[3] Đinh Thị Nhung, (2000), Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo, quyền I,II NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Đào Như Trang, (1997), Bài soạn hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng ban đầu về Toán, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[5] Đào Như Trang, Luyện tập toán qua trò chơi cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, NXB Hà Nội.

[6] Kathleen Ann Quill, (1995), Visually Cued Instruction for Children with Autism and Pervasive Developmental Disorders, Focus on Autism and Other Developmental Disabilities, 12(3).

[7] Janet Preis, (2006), The Effect of Picture Communication Symbols on the Verbal Comprehension of Commands by Young Children With Autism, Focus on Autism and Other Developmental Disabilities, 11(4).

[8] Kathleen A. Quill, (1997), Instructional Considerations for Young Children with Autism: The Rationale for Visually Cued Instruction, Journal of Autism and Developmental Disorders, 13:697–714.

[9] Virpi Vellonena - Eija Kärnäa - Marjo Virnesb, (2012), Communication of Children with Autism in a Technology - Enhanced Learning Environment, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 22:1208-1217.

[10] Su, Hui Fang Haung - Lai, Leanne - Rivera, Herminia Janet, (2012), Effective mathematics strategies for pre-school children with autism, Journal of Australian Primary Mathematics Classroom, 17(2).

[11] Đỗ Thị Thảo, (2013), Áp dụng phương pháp TEACCH trong giáo dục trẻ tự kỉ, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS: B2010-17-258.

[12] Nguyễn Thị Hiền - Đỗ Thị Thảo, (2019), Ứng dụng phương pháp TEACCH nhằm xây dựng và sử dụng một số bài tập giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi hình thành biểu tượng số lượng, HNUE journal of science, 64(9):397-408.

Bài viết cùng số