Tác động của mô hình học tập kiến tạo đến năng lực tư duy đổi mới sáng tạo của sinh viên ngành Kinh doanh

Tác động của mô hình học tập kiến tạo đến năng lực tư duy đổi mới sáng tạo của sinh viên ngành Kinh doanh

Đỗ Thị Hải Ninh ninhdth@ueh.edu.vn Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phạm Thanh Thuý Vy thuyvypham@ueh.edu.vn Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có một sự tác động lớn giữa vai trò của doanh nhân đổi mới sáng tạo và sự phát triển của kinh tế, việc giảng dạy về khởi nghiệp kinh doanh và đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng hơn. Những nghiên cứu hiện tại về lĩnh vực này chưa tập trung vào mối quan hệ trực tiếp giữa hoạt động giảng dạy và năng lực của sinh viên được hình thành sau khoá học. Bài viết khảo sát 212 sinh viên ngành Kinh doanh với mục tiêu đánh giá tác động của sự thay đổi trong môi trường học tập kiến tạo đến năng lực tư duy phản biện của các sinh viên, trong một khoá học được thiết kế mô phỏng như một hệ sinh thái khởi nghiệp thu nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy, môi trường học tập kiến tạo có tác động tích cực và trực tiếp đến tư duy phản biện của sinh viên và tác động trung gian qua các mục tiêu học tập nội sinh và ngoại sinh. Kết quả này bổ sung thêm minh chứng cho thấy tầm quan trọng của môi trường học tập đến kiến tạo năng lực cho người học, gợi ý cho việc chú trọng hơn đến cách thiết kế môi trường học tập để tạo ra những hiệu quả thực sự đến năng lực của người học. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự đổi mới trong môi trường học tập có thể cải thiện được năng lực tư duy phản biện của sinh viên khối ngành Kinh doanh trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Từ khóa: 
Entrepreneurship education and training
entrepreneur and innovation
critical thinking
constructivist learning environment
Tham khảo: 

[1] Deci, E. L., Koestner, R., & Ryan, R. M, (2001), Extrinsic rewards and intrinsic motivation in education: Reconsidered once again, Review of educational research, 71(1), p.1-27.

[2] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L, (2010), Multivariate data analysis, Pearson.

[3] Johnson, B., & McClure, R, (2004), Validity and Reliability of a Shortened, Revised Version of the Constructivist Learning Environment Survey (CLES), Learning Environments Research, 7(1), p.65- 80, doi: 10.1023/b:leri.0000022279.89075.9f.

[4] Kwan, Y., & Wong, A, (2015), Effects of the constructivist learning environment on students’ critical thinking ability: Cognitive and motivational variables as mediators, International Journal Of Educational Research, 70, p.68-79, doi: 10.1016/j.ijer.2015.02.006.

[5] MacDonald, S. D, (2017), Enhanced critical thinking skills through problem-solving games in secondary schools, Interdisciplinary Journal of e-Skills and Lifelong Learning, 13, p.79-96, Retrieved from http:// www.informingscience.org/Publications/3711.

[6] Pardo, C, (2013), Is Business Creation the Mean or the End of Entrepreneurship Education?: A Multiple Case Study Exploring Teaching Goals in Entrepreneurship Education, Journal Of Technology Management & Innovation, 8(1), p.1-10, doi: 10.4067/s0718- 27242013000100001.

[7] Peter, E. E, (2012), Critical thinking: Essence for teaching mathematics and mathematics problem solving skills, African Journal of Mathematics and Computer Science Research, 5(3), p.39-43.

[8] Simon, B., O’Neill, K. & Cromie, S, (1998), Understading Enterprise, Entrepreurship and Small Business, McMillan Business Publisher, 1st Ed.

[9] Thomas, G.P. & Anderson, D, (2014), Changing the meta cognitive orientation of a classroom environment to enhance students’ meta-cognition regarding chemistry learning, Learning EnvironmentsResearch,17, p.139– 155.

[10] Vygotsky, L. S, (1980),Mind in society: The development of higher psychological processes, Harvard university press.

Bài viết cùng số