Giáo dục giá trị hòa bình qua chủ đề học tập cho học sinh trung học phổ thông

Giáo dục giá trị hòa bình qua chủ đề học tập cho học sinh trung học phổ thông

Lê Thị Sông Hương huonglts@gesd.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Đặng Thị Phương phuongdt@gesd.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh trung học phổ thông là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội, toàn cầu đang nảy sinh nhiều vấn đề về chiến tranh và hòa bình. Việc xác định hòa bình là giá trị cốt lõi cần hình thành ở học sinh, từ đó xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp nhằm khắc phục tình trạng nhiều học sinh biết về giá trị hòa bình nhưng không hành động theo chuẩn giá trị. Bài viết tập trung phân tích và đưa ra một số luận điểm căn bản đồng thời minh họa giá trị hòa bình qua thiết kế cụ thể, giúp trả lời câu hỏi: Những biểu hiện và hành động nào cần hình thành ở học sinh trung học phổ thông nhằm thể hiện được giá trị hòa bình trong bối cảnh hiện nay, đồng thời chỉ ra một số con đường, phương pháp, biện pháp giáo dục giá trị hòa bình trong nhà trường.
Từ khóa: 
value
peace values
high school students
Tham khảo: 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[2] Trần Ngọc Thêm, (2016), Hệ giá trị Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, NXB Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Nguyễn Hồng Thuận, (8/2019), Xác định hệ giá trị cốt lõi cần hình thành ở học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 20.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử (cấp Trung học phổ thông), Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2008), Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội

Bài viết cùng số