Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,319
Học tập phát triển nghề nghiệp là quá trình giáo viên tiếp thu kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm mới để cải thiện thực hành giảng dạy, mang lại thay đổi cho cá nhân giáo viên, học sinh và cho cả hệ thống giáo dục. Nghiên cứu đã khảo sát thực trạng học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở theo tiếp cận cấu trúc 4 thành phần: hợp tác, phản chiếu tự thân, thử nghiệm và học tập kiến thức chung. Đã có 517 giáo viên tiểu học và trung học cơ sở của 4 tỉnh Ninh Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang tham gia khảo sát bằng bảng hỏi và 8 giáo viên trong số đó tham gia phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, việc học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên được thực hiện khá thành công và đa dạng tại các trường phổ thông. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định tính lại chỉ ra những hạn chế nhất định ở một số khía cạnh trong các hoạt động học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên.Trong các hoạt động học tập phát triển nghề nghiệp, thử nghiệm các đổi mới được thực hiện hạn chế hơn các hoạt động khác. Trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu, các biện pháp thúc đẩy việc học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần dựa trên những đề xuất rút ra từ thực tiễn nghiên cứu này..
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 902
Bài viết tìm hiểu thực trạng công tác đánh giá động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 266 giảng viên và phỏng vấn 05/266 giảng viên cơ hữu đang công tác tại trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số điểm mạnh và hạn chế về đặc điểm công việc, đào tạo, bồi dưỡng và cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ chính sách, phúc lợi và môi trường làm việc. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn giúp ban lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách nhà trường ban hành các chính sách, kế hoạch và biện pháp đánh giá động lực làm việc của giảng viên chính xác, khoa học, hợp lí.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 692
Một trong những yếu tố giúp học sinh ứng phó với những biến đổi xã hội như đại dịch COVID-19 hiện nay là các kĩ năng để vượt qua khó khăn cả về tâm lí, học tập và các hoạt động trong cuộc sống. Đây cũng là điều mà thế giới đang chung tay thực hiện như một phần quan trọng trong quá trình đẩy lùi dịch bệnh và giáo dục học sinh trong giai đoạn đặc biệt này. Với lí do đó, chúng tôi tham khảo một số kinh nghiệm quốc tế giúp trẻ em ứng phó với đại dịch COVID-19 và đề xuất việc hình thành những kĩ năng cần thiết cho học sinh Việt Nam để vượt qua đại dịch này. Những kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy về kĩ năng nói chung, kĩ năng ứng phó với đại dịch nói riêng.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,085
Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội là tổng hợp các giá trị, thể hiện sự thống nhất giữa số lượng, cơ cấu đội ngũ cùng với chất lượng của mỗi cán bộ, phản ánh mức độ, kết quả thực hiện cương vi, chức trách cùng với khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các trường đại học trong mỗi thời kì, giai đoạn cụ thể. Xây dựng được những tiêu chí cơ bản để đánh giá đúng chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay là vấn đề quan trọng, nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của công tác đoàn, phong trào thanh niên trong nhà trường. Bài viết góp phần xác định rõ đặc điểm của đội ngũ cán bộ Đoàn đồng thời đưa ra những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,039
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của đất nước luôn là nhiệm vụ của nền giáo dục quốc gia. Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02 tháng 9 năm 1945, giáo dục Việt Nam trải qua ba cuộc đổi mới lớn, với các cuộc cải cách quan trọng góp phần đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn cung nhân lực cho phát triển đất nước. Bài viết trình bày ba cuộc đổi mới giáo dục bao gồm: Đổi mới giáo dục lần thứ nhất (1945) và với ba cuộc cải cách 1950, 1956, 1979; Đổi mới giáo dục lần thứ hai (từ cuối năm 1986 đến những năm đầu thế kỉ XXI); Đổi mới giáo dục lần thứ ba (từ tháng 11 năm 2013) gắn liền cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó, đề cập các nhiệm vụ cho nền quốc học Việt Nam trong tình hình mới.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 861
Từ xưa đến nay, người thầy luôn có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Người thầy giỏi không phải là người chỉ biết truyền đạt tri thức mà còn phải biết dẫn dắt, truyền cảm hứng cho học sinh, luôn coi trọng tri thức, ngoài việc dạy chữ còn phải dạy người. Đó là người truyền đạt kiến thức, là nhà giáo dục trong việc hình thành và giúp phát triển kĩ năng sống, đạo đức cho học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Hiện nay, trước yêu cầu của sự đổi mới khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế về giáo dục, đòi hỏi vai trò, vị trí, kiến thức, kĩ năng, thái độ của người thầy cần phải luôn đáp ứng trong nền giáo dục mới để đáp ứng theo sự phát triển. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 874
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kĩ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, đào tạo trình độ trung cấp cần có sự đổi mới về nội dung và nhất là phương pháp dạy học theo hướng tăng cường việc tìm hiểu, khám phá và tự kiến tạo nên kiến thức, kĩ năng qua vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Bài viết đề cập tới dạy học theo thuyết kiến tạo, bản chất của dạy học theo thuyết kiến tạo, các phương pháp dạy học theo thuyết kiến tạo vận dụng các phương pháp dạy học theo thuyết kiến tạo vào dạy học môn Sáng tác mẫu trang phục để rèn luyện và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh tại Trường Trung cấp Kinh tế Kĩ thuật Nguyễn Hữu Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng về kĩ năng giải quyết vấn đề của 33 học sinh lớp TKTT 17.1 (Vận dụng các phương pháp dạy học theo thuyết kiến tạo) và 35 học sinh của lớp TKTT 17.2 (Phương pháp thuyết trình và đàm thoại tái hiện) đã cho thấy, có từ 51,4% đến 68,6% học sinh của lớp TKTT 17.1 đạt mức tốt trong các tiêu chí đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề (phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, thực hiện giải quyết vấn đề và đánh giá kết quả) so với không có hoặc chỉ từ 3% đến 9.1% học sinh của lớp TKTT 17.02 đạt mức tốt các tiêu chí này.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 950
Luật Giáo dục Nghề nghiệp 2014 đã xác định khung pháp lí cho sự phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, việc quản lí trong mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phải thay đổi mới đáp ứng được những yêu cầu sự phát triển. Bài viết tập trung làm rõ một số cơ sở lí luận về quản lí sự thay đổi và vai trò của người hiệu trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quản lí sự thay đổi đó.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 968
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học cho học sinh tiểu học là một trong những nội dung cụ thể của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và ở Tiểu học nói riêng. Thực tế, việc tổ chức hoạt động vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng quy trình học tập trải nghiệm được phát triển theo mô hình học tập trải nghiệm của David A.Kolb trong dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả của Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành và Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,012
Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng việc mở rộng nền giáo dục ra thế giới. Hơn bốn mươi năm trở lại đây, cùng với cải cách và mở cửa, trình độ quốc tế hóa giáo dục của Trung Quốc ngày càng được nâng cao, dần dần phát triển và đi vào con đường quốc tế hóa giáo dục mang màu sắc Trung Quốc. Trong tiến trình lịch sử phát triển chính sách quốc tế hóa giáo dục của Trung Quốc, có hai nhánh chiến lược quan trọng: Một là “Đi ra ngoài”, hai là “Thu hút vào”, hai chiến lược này song hành cùng nhau nhưng không cản trở nhau. Bài viết tập trung trình bày cách thức thực hiện hai nhánh chiến lược này để làm cơ sở thực tiễn đề xuất một số khuyến nghị cho công cuộc quốc tế hóa giáo dục tại Việt Nam.