Đổi mới mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên tiểu học

Đổi mới mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên tiểu học

Hán Thị Thu Trang hanthutrang@sgu.edu.vn Trường Đại học Sài Gòn 273 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt: 
Giáo dục và đào tạo Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện, trong đó đổi mới đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu mới là vấn đề cấp bách. Trong đổi mới đào tạo giáo viên, đổi mới thực tập sư phạm là một vấn đề quan trọng. Bài viết trình bày khái niệm thực tập sư phạm, tác động của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đến đổi mới thực tập sư phạm, đồng thời phân tích và trình bày cụ thể các vấn đề đổi mới về mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm. Các đổi mới này là tiền đề cho đổi mới phương thức tổ chức và đánh giá kết quả thực tập sư phạm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục, đào tạo và yêu cầu xã hội. Các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học có thể tham khảo mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung thực tập sư phạm đã đề xuất, vận dụng trong hoạt động đào tạo giáo viên tiểu học ở cơ sở mình nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học
Từ khóa: 
Objectives
output standards
contents of teaching practice
primary teaching training
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018

[2] Mỵ Giang Sơn, (2016), Quản lí thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo định hướng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, NXB Giáo dục Việt Nam

[3] Bùi Minh Đức, (2019), Xây dựng Chuẩn đầu ra trong đào tạo cử nhân sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 14, tr.1-6

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018a), Chương trình Giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/ BGD-ĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2018.

[5] Trần Thị Tuyết Oanh, (2012), Định hướng phát triển kĩ năng sư phạm cho sinh viên theo tiếp cận năng lực trong đào tạo giáo viên, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 80, tr.23-25.

[6] Bùi Việt Phú, (2015), Mô hình đào tạo giáo viên: Kinh nghiệm thế giới và vận dụng ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 121, tr.7-10.

Bài viết cùng số