Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 912
Trình độ kĩ năng nghề luôn là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định chất lượng của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nói riêng và chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung. Tuy nhiên, tỉ lệ nhà giáo đạt chuẩn về trình độ kĩ năng nghề để dạy thực hành và dạy tích hợp vẫn chưa cao. Để phát triển kĩ năng nghề cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, cần tập trung vào ba nhóm giải pháp cơ bản: 1) Công nhận đạt chuẩn trình độ kĩ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo; 2) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đạt chuẩn về trình độ kĩ năng nghề, hướng tới tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; 3) Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp để trao đổi, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho nhà giáo.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 668
Năng lực nghề của giáo viên mầm non Singapore được nêu ra như là một phần không thể thiếu trong “Tiêu chuẩn chuẩn chất lượng giáo dục mầm non quốc gia” của đất nước này. Bài viết khai thác các thông tin về kinh nghiệm thiết kế khung năng lực nghề giáo viên mầm non bao gồm mục đích của khung năng lực, những năng lực nào cần có, cách trình bày, cách sử dụng và những yêu cầu đối với công tác đào tạo nhằm giúp người học khi ra trường có thể đáp ứng với các tiêu chuẩn của khung năng năng lực nghề. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của nước bạn và rút ra bài học sẽ giúp Việt Nam có định hướng tốt hơn cho việc đề xuất khung năng lực nghề giáo viên mầm non đáp ứng thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo tiếp cận năng lực người học.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 768
Với bất kì quốc gia nào trên thế giới, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Chính vì thế, lúc sinh thời, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm tới lực lượng nòng cốt của nước nhà. Một trong những biểu hiện của tinh hoa Hồ Chí Minh chính là phong cách của Người. Đó là một chỉnh thể thống nhất của phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử. Bài viết phân tích phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh, từ đó xây dựng kĩ năng tư duy sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 722
Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu. Chuyển đổi số tác động mạnh mẽ đến quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Các nhà trường có cơ hội tiếp nhận thêm nhiều kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy mới, nhiều phương thức quản lí phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các cơ sở giáo dục. Nhiều nhà trường gặp khó khăn, hạn chế khi thực hiện quá trình chuyển đổi số trong dạy học và quản lí. Bài viết phân tích sự cần thiết và đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong quản lí trường mầm non và phổ thông hiện nay về điều kiện đảm bảo thực hiện chuyển đổi số, mức độ thực hiện chuyển đổi số, hiệu quả sử dụng các phần mềm trong quản lí trường học, từ đó chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế chuyển đổi số trong quản lí trường mầm non và phổ thông hiện nay.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 681
Virus Corona (COVID-19) lần đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đặt ra những thách thức với tất cả các quốc gia trên thế giới trong những điều kiện chưa từng có tiền lệ. Đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Mỗi quốc gia có những chiến lược ứng phó khác nhau đối với dịch bệnh và tiếp tục duy trì, điều chỉnh hoặc đề xuất mới chính sách kinh tế, xã hội trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo các mục tiêu phục hồi sau đại dịch. Bài viết tập trung nghiên cứu và hệ thống lại những biện pháp, chính sách ứng phó của các quốc gia đối với đại dịch trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá kinh nghiệm quốc tế gắn với những vấn đề đặt ra cho giáo dục Việt Nam. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển giáo dục sau đại dịch.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 594
Trong thế kỉ XXI, văn hóa quyết định sức mạnh quyền lực mềm và vị thế của quốc gia, dân tộc. Văn hóa hiển thị trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Với vai trò, chức năng, quy luật tiếp biến, kế thừa, phát triển riêng, văn hóa tác động đến giáo dục hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người, đến bản sắc, cốt cách, bản lĩnh dân tộc. Vì thế, giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng “giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là một nhiệm vụ quan trọng; là đích đến mục tiêu giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện văn hoá, con người Việt Nam để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Bài viết muốn lan toả nội dung giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện văn hoá, con người Việt Nam hiện nay tới mọi giai tầng trong xã hội, đặc biệt lan toả và cộng hưởng trong hệ thống giáo dục nước nhà mọi cấp học trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng văn hóa, con người Việt Nam là động lực chính thúc đẩy việc hoàn thiện nhanh và sớm hệ văn hoá dân tộc, hệ văn hoá, con người, quốc gia Việt Nam.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 560
Trong 10 năm gần đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lí nhà nước về giáo dục mầm non đang từng bước được hoàn thiện nhằm cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 29) ngày 04 tháng 11 năm 2013 được Hội nghị Trung ương 8, khóa XI thông qua về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bài viết dựa trên việc thu thập, tổng hợp thông tin về tình hình ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lí giáo dục mầm non tại Việt Nam; so sánh, phân tích với chính sách quản lí giáo dục mầm non của một số quốc gia trên thế giới để đưa ra những nhận định về thành công, hạn chế của việc thể chế hoá Nghị quyết 29 trong thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đổi mới quản lí nhà nước hiệu quả, chất lượng về giáo dục mầm non.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 607
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, việc dạy học kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin đang là một xu thế phổ biến, tất yếu trong giáo dục trong nước và thế giới. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học và trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng của một công dân số, bài viết trình bày về việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức dạy học cho lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Tây Bắc. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm nhóm tác giả làm rõ những nội dung: Đặc trưng mô hình lớp học đảo ngược; Thuận lợi và khó khăn khi vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức dạy học cho lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Tây Bắc; Các bước dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược; Một số biện pháp tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược cho lưu học sinh Lào. Việc vận dụng sáng tạo mô hình lớp học đảo ngược là biện pháp quan trọng để phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và tạo sự hứng thú cho sinh viên trong quá trình học tập, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học hiện nay.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,196
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai thực hiện hơn 3 năm, thông qua việc dạy học theo sách giáo khoa mới. Theo yêu cầu của Chương trình, các giáo viên phải giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu của Chương trình. Nghiên cứu tình hình triển khai dạy học theo sách giáo khoa mới, trong đó có môn Toán lớp 3 tại các nhà trường là việc làm cần thiết nhằm phân tích, xác định, lí giải những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học, từ đó đề xuất một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 920
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là phát triển con người toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Những mục tiêu trên của giáo dục không thể đạt được nếu như không có một nền giáo dục xuất phát từ những nền tảng đạo đức đúng đắn. Khía cạnh đạo đức trong giáo dục mà chúng tôi muốn đề cập tới trong nghiên cứu này xuất phát từ đối tượng đặc biệt trong giáo dục là người dạy. Những chuẩn mực đạo đức của người dạy cần được định hình và ứng dụng trong quá trình dạy học để đạt được mục tiêu giáo dục mà chúng ta đã đặt ra.