Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 629
Để dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở cấp Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm nổi trội, trong đó thiết kế kế hoạch bài học theo hướng phát triển năng lực người học là kĩ năng quan trọng góp phần vào sự thành công của dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Qua điều tra bằng phiếu hỏi 185 giáo viên ở 12 trường tiểu học thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bài viết phân tích thực trạng và nguyên nhân về vấn đề thiết kế kế hoạch bài học môn Toán của giáo viên Tiểu học hiện nay. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng thiết kế kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực cho giáo viên tiểu học gồm: Bồi dưỡng kĩ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa Toán Tiểu học cho giáo viên tiểu học; Bồi dưỡng cho giáo viên các kĩ thuật gắn với yêu cầu của thiết kế kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực người học; Tăng cường tổ chức các đợt tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Tiểu học, giúp giáo viên giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy học
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,464
Để góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên mầm non, cần phải giáo dục giá trị nghề nghiệp trong các trường sư phạm nhằm hình thành ở sinh viên mầm non, những giáo viên mầm non trong tương lai một hệ thống định hướng giá trị nghề nghiệp phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội. Điều tra và đánh giá thực trạng giá trị nghề nghiệp của sinh viên năm thứ 3 hệ cao đẳng giáo dục mầm non ở một số cơ sở đào tạo giáo viên hiện nay là việc làm cần thiết nhằm kịp thời đề xuất những biện pháp giáo dục giá trị nghề nghiệp hiệu quả cho sinh viên. Kết quả điều tra cho thấy, một số giá trị nghề nghiệp cốt lõi của sinh viên cao đẳng năm thứ 3 ngành giáo dục mầm non có mức độ biểu hiện còn thấp, không đồng đều và có sự khác biệt nhất định giữa các cơ sở đào tạo.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 524
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực hiệu trưởng các trường trung học các tỉnh miền núi phía Bắc. Khảo sát trên 8 khía cạnh của năng lực nghề nghiệp gồm có: (1) Năng lực Quản lí và phát triển bản thân; (2) Năng lực Thiết lập, vận hành bộ máy và cơ chế hoạt động của nhà trường; (3) Năng lực Phát triển đội ngũ; (4) Năng lực Phát triển kế hoạch giáo dục của nhà trường; (5) Năng lực Đảm bảo chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường; (6) Năng lực Quản lí nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; (7) Năng lực Huy động nguồn tài chính, tài sản cho phát triển nhà trường; (8) Năng lực Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nhà trường. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất để nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,971
Trong việc phát triển chương trình đào tạo, thông thường được chia làm hai giai đoạn chính là xây dựng chuẩn đầu ra và thiết kế chương trình đào tạo. Việc đầu tiên khi thiết kế bất kì một chương trình đào tạo nào đều phải làm đó là xây dựng được chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra sẽ quy định việc tổ chức quá trình giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Chuẩn đầu ra được sử dụng để mô tả những gì mong muốn người học đạt được và làm thế nào để đạt được điều đó. Bài viết trình bày về phát triển chương trình đào tạo bậc đại học trong những năm gần đây và gợi ý phương pháp luận cho việc thiết kế chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra. Theo tác giả, chương trình đào tạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo, quyết định đến chất lượng người học. Vì vậy, việc phát triển chương trình đào tạo phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và khoa học. Trong đó, việc xây dựng chuẩn đầu ra là bước khởi đầu cho việc phát triển chương trình đào tạo và cũng là bước quyết định đến các bước tiếp theo như nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục cần phải quan tâm đặc biệt đến bước này.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 545
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đặt ra những cơ hội và thách thức cần phải giải quyết mà trong đó phát triển nguồn nhân lực là yếu tố căn bản, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then chốt. Với thực trạng giáo dục ở nước ta hiện nay, nhất thiết phải tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện để nền giáo dục nước nhà có thể tồn tại, phát triển và hội nhập trong môi trường quốc tế. Để công cuộc đổi mới giáo dục Việt Nam thực sự khoa học, đảm bảo tính mới, tính cách mạng và đột phá, chúng ta cần những nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và thực sự thấu đáo từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu, như: Triết học giáo dục, Tâm lí học giáo dục, Giáo dục học, Xã hội học giáo dục, Kinh tế học giáo dục...
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 716
Xu hướng xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước tiên tiến và Việt Nam đang đi theo xu hướng này. Sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực cần có những đặc điểm chính như: Tính sư phạm; Tính khoa học và hiện đại; Tính thực tiễn và bền vũng; Tính thẩm mĩ. Một cuốn sách giáo khoa tốt có thể hỗ trợ học sinh trong việc hình thành và phát triển năng lực, trợ giúp giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng như giúp họ bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn và định hướng được phương pháp dạy học, cải cách ở mức độ cao.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,117
Dạy học phát triển năng lực nghiên cứu khoa học hướng đến giải quyết vấn đề khoa học có căn cứ khoa học. Khi thiết kế bài tập, giáo viên phải chú ý đến rèn luyện cho học sinh thực hiện được các bước của quá trình nghiên cứu khoa học như phát triển khả năng quan sát, đặt câu hỏi, xác định được vấn đề cần nghiên cứu, thiết lập giả thuyết khoa hoc, thiết kế thí nghiệm và rút ra được kết luận của quá trình nghiên cứu. Tùy vào đặc thù của môn Sinh học và định hướng năng lực cho học sinh, xu hướng chung của việc ra bài tập là hướng đến rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt ở các mặt lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Qua đó, học sinh vận dụng được kiến thức lí thuyết lí giải được các vấn đề trong cuộc sống, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, giúp các em tự tin, chủ động, trong hoạt động học tập và cuộc sống.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 818
Các nhóm trẻ độc lập tư thục ở TP. Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây phát triển mạnh về số lượng, góp phần giảm bớt gánh nặng và tình trạng quá tải cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập, đáp ứng nhu cầu được đến trường của trẻ dưới 36 tháng ở TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công tác quản lí các nhóm trẻ độc lập tư thục hiện nay có những khó khăn và bất cập. Bài viết đưa ra các giải pháp: Phân cấp quản lí cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ độc lập tư thục; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nhóm trẻ độc lập tư thục; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng quản lí và chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm trẻ độc lập tư thục; huy động các lực lượng xã hội tham gia, giám sát hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhóm trẻ độc lập tư thục; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội và thực hiện đánh giá, thi đua khen thưởng mang tính công bằng.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 600
Để đạt được mục đích giáo dục của môn học Ngữ văn theo yêu cầu đổi mới mà chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra, vấn đề nghiên cứu, thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực là một nhiệm vụ quan trọng, quyết định việc hiện thực hoá chương trình môn học, chất lượng sách giáo khoa, kết quả giáo dục môn học. Từ việc nghiên cứu bài đọc hiểu thơ Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa Ngữ văn của Nhà xuất bản Glencoe McGraw-Hill, bài viết đưa ra những đề xuất cho việc thiết kế bài học đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn mới ở Việt Nam nhằm phát triển năng lực học sinh.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 448
Giáo dục học thực nghiệm là một khoa học liên ngành, được khởi phát từ mô hình tư duy phản biện, nhằm kiểm nghiệm những tư tưởng triết học giáo dục, các lí thuyết và ý tưởng cải tạo thực tiễn giáo dục. Nó giúp định hướng và hoàn thiện bản thiết kế/chương trình hoặc một mô hình giáo dục; đồng thời, gắn kết giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới và phát triển giáo dục. Với tiếp cận xã hội, giáo dục thực nghiệm lại tạo cơ hội để người học được tiếp cận chương trình giáo dục mới, những mô hình giáo dục tiên tiến và hướng tới đáp ứng tốt hơn mục tiêu giáo dục đề ra. Giáo dục thực nghiệm là quá trình liên tục, cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhóm liên đới để cùng đưa ra quyết định về phương án giáo dục tối ưu. Đồng thời, mô hình giáo dục thực nghiệm cần được tiến hành theo quy trình từ diện hẹp đến diện rộng, từ từng thành tố đến toàn hệ thống.