Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 725
Từ năm học 2011-2012, việc dạy học Toán và các môn Khoa học tự nhiên bằng Tiếng Anh đã được triển khai ở một số trường trung học phổ thông nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Cách tiếp cận CLIL (Content and Language Integrated Learning) trong dạy học các môn học bằng ngôn ngữ thứ hai đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Bài viết trình bày kết quả thực nghiệm của việc xây dựng kế hoạch dạy học và thực nghiệm dạy môn Vật lí cho học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục - Hà Nội vào tháng 5 năm 2017 qua bài kiểm tra với 26 câu hỏi trắc nghiệm tiếng Anh. Hiệu quả của việc tổ chức dạy học theo CLIL giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh để học tập các môn Khoa học tự nhiên; tăng hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, nâng cao chất lượng dạy học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 967
Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, chăm học, cần mẫn và có tài trong công việc triều chính. Lê Thánh Tông đóng vai trò quan trọng đưa đất nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XV vào thế ổn định, có kỉ cương, luật pháp. Ông không chỉ là một nhà vua giỏi, nhà chính trị tài ba, giữ vị trí hàng đầu trong công cuộc xây dựng, củng cố nhà nước phong kiến Việt Nam mà còn là một nhà văn hóa lớn của dân tộc; nhà văn, nhà thơ tài năng, có công lao to lớn trong công cuộc giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong sự nghiệp chính trị của mình, Lê Thánh Tông là người đã đưa giáo dục thành nề nếp, quy củ và lấy đỗ trên 500 vị tiến sĩ - một kỉ lục chưa từng thấy dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Tác giả bài viết đề cập đến giáo dục khoa cử Nho học và những chính sách thu hút nhân tài thời Lê Thánh Tông.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 910
Để xây dựng Chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới cần nghiên cứu, phân tích các ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập của chương trình môn Toán hiện hành. Dưới góc độ đó, bài viết tập trung phân tích các vấn đề chính trong chương trình môn Toán hiện hành, đó là: Mục tiêu; Quan điểm xây dựng chương trình; Kế hoạch dạy học; Nội dung dạy học; Chuẩn kiến thức, kĩ năng; Định hướng về phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập; Vận dụng chương trình theo vùng miền và đối tượng học sinh. Từ đó đề xuất định hướng xây dựng chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 369
Nghiên cứu các vấn đề về giáo dục mầm non ở Việt Nam ngày càng được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội quan tâm. Tình hình nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non Việt Nam giai đoạn 2010-2015 tập trung vào: Tình hình nghiên cứu về sự phát triển thể chất, tâm lí, xã hội của trẻ mầm non; Tình hình nghiên cứu về giáo dục trẻ mầm non; Tình hình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; Tình hình nghiên cứu về quản lí giáo dục mầm non. Qua đó, để xác định hướng đi đúng đắn trong giai đoạn sắp tới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của ngành học, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của thời kì đổi mới và hội nhập.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 431
Việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học đòi hỏi giáo viên nói chung và giáo viên các môn Khoa học tự nhiên nói riêng cần có một số năng lực nhất định. Tác giả đề xuất 5 năng lực cơ bản cần phát triển cho sinh viên Khoa học tự nhiên ngành Sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông đó là: (1) Hiểu nội dung của các Khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học tích hợp; (2) Điều tra, khám phá, nghiên cứu Khoa học tự nhiên và nghiên cứu tác động (nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng); (3) Phát triển chương trình các môn Khoa học tự nhiên; (4) Dạy học Khoa học tự nhiên thể hiện ở kĩ năng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh; (5) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên tập trung đánh giá năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Bên cạnh đó, các tiêu chí khá rõ ràng thể hiện mỗi năng lực, quy trình, biện pháp để phát triển các năng lực đó nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Khoa học nói riêng và giáo viên phổ thông nói chung.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 331
Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước về biển và hải đảo là một trong những nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực về biển và hải đảo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay cũng như tình hình phát triển kinh tế biển và chủ quyền quốc gia. Trong bài viết, vấn đề quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo gồm các nội dung: Quản lí mục tiêu bồi dưỡng; quản lí nội dung, chương trình bồi dưỡng; quản lí hình thức bồi dưỡng; quản lí người học; quản lí cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ bồi dưỡng. Đồng thời, bài viết cũng nghiên cứu các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 306
Việc lựa chọn chủ đề tích hợp cần gắn với thực tế địa phương. Bài viết mô tả quá trình vận dụng quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp vào chủ đề “Khai thác, chế biến quặng bô-xít”. Đây là chủ đề gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh khu vực Tây Nguyên. Mặc dù thực nghiệm chỉ mới được thực hiện trên một lớp, số lượng học sinh còn ít nhưng kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp “Khai thác, chế biến quặng bô-xít” đã góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 989
Đào tạo không chỉ nhằm tăng trưởng quy mô mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là nhiệm vụ sống còn của mỗi cơ sở đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này, mỗi cơ sở đào tạo phải lựa chọn cho mình một mô hình quản lí phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo trước những biến động của thị trường lao động và thế giới việc làm. Hiện nay, có nhiều mô hình quản lí đào tạo có thể áp dụng trong các cơ sở đào tạo. Trong bài viết này, tác giả lựa chọn mô hình CIPO để vận dụng quản lí đào tạo theo tiêu chuẩn năng lực hướng tới việc làm.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 352
Đại học theo mô hình doanh nghiệp là khái niệm được dùng để nói đến các trường đại học tích cực, tiên phong trong tìm cơ hội thương mại hóa các ý tưởng, kết nối hiệu quả tri thức khoa học với phát triển và tạo ra giá trị kinh tế; sử dụng thế mạnh về nguồn “vốn” của mình là tri thức để phục vụ xã hội, tham gia cùng doanh nghiệp bằng những sản phẩm có tính ứng dụng. Đề cập đến vấn đề này, bài viết phân tích rõ: 1/ Khái niệm và đặc điểm trường đại học theo mô hình doanh nghiệp; 2/ Cơ sở để triển khai nhà trường theo mô hình doanh nghiệp; 3/ Những kinh nghiệm bước đầu trong phát triển Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung theo mô hình doanh nghiệp. Theo tác giả bài viết, đại học theo mô hình doanh nghiệp là hướng đi phù hợp, giúp cho các trường đại học thực hiện trách nhiệm xã hội, đáp ứng nhu cầu của người học cũng như nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà trường theo mô hình doanh nghiệp cũng rất cần đến nhiều yếu tố khác như đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên về chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo...
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,089
Để phát triển chương trình môn Toán theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, vấn đề then chốt đầu tiên là xác định mục tiêu, bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu ở từng cấp học. Vì vậy, cần thống nhất quan niệm về cấu trúc và cách biểu đạt mục tiêu. Căn cứ trên định hướng của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng như những phân tích kinh nghiệm xác định mục tiêu môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam và các nước, bài viết đề xuất cách xác định, biểu đạt mục tiêu giáo dục môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm: Định hướng khái quát, cấu trúc gồm ba thành tố: Kiến thức và kĩ năng toán học; Các năng lực toán học cần hình thành và phát triển; Các phẩm chất cần hình thành và phát triển ở học sinh.