Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 997
Học tập trải nghiệm giúp người học từ kinh nghiệm bản thân kết hợp những kiến thức thu nhận được ở trường học hình thành nên những giá trị sống của mỗi cá nhân. Học phần Giáo dục đạo đức ở tiểu học trong chương trình đào tạo giáo viên với nội dung giảng dạy về giá trị sống, kĩ năng sống, giáo dục đạo đức giúp sinh viên ngành Giáo dục tiểu học có kiến thức trong giảng dạy các nội dung này ở tiểu học. Vận dụng phương pháp học tập trải nghiệm trong giảng dạy, học phần được đánh giá thông qua sự tiến bộ về năng lực học tập, các kết quả làm việc cá nhân, làm việc nhóm, kĩ năng thiết kế và tổ chức dạy học các nội dung thực hành của sinh viên. Bài viết dựa trên cơ sở những nghiên cứu lí thuyết học tập trải nghiệm để đề xuất quy trình học tập trải nghiệm nhằm giúp giảng viên và sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đạt hiệu quả tối ưu.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,090
Hiện nay, nội dung giáo dục địa phương cấp Trung học phổ thông đã và đang được triển khai tổ chức thực hiện tại các nhà trường. Năm học 2022 - 2023 tổ chức dạy học tài liệu giáo dục địa phương lớp 10. Để nắm bắt được những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, nghiên cứu đã khảo sát 1542 cán bộ quản lí và giáo viên dạy học tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 ở 10 tỉnh/thành phố về các nội dung: tập huấn sử dụng tài liệu, phân công giáo viên dạy học nội dung giáo dục địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục và phương thức tổ chức dạy học, hình thức và hiệu quả sử dụng tài liệu, các điều kiện đảm bảo để triển khai tài liệu. Kết quả khảo sát cho thấy, tuy đã có những kết quả thuận lợi ban đầu nhưng vẫn còn những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp để hỗ trợ các nhà trường thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương ở những năm học tiếp theo.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,145
Bài viết phân tích nhận định của 316 đối tượng khảo sát đến từ các trường đại học, học viện và viện nghiên cứu trên 24 tỉnh/thành phố thông qua phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế dưới dạng google form về việc đưa ra các nhận định về mức độ ảnh hưởng của 16 yếu tố đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu khảo sát đa dạng, mang tính đại diện cho các quan điểm đến từ các cơ quan, vị trí công tác khác nhau trong lĩnh vực giáo dục trên khắp cả nước. Thông qua khảo sát cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam là: 1/ Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam; 2/ Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; 3/ Cách mạng công nghiệp 4.0; 4/ Xu thế phát triển giáo dục đào tạo trên thế giới; 5/ Nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu khoa học giáo dục. Các yếu tố ảnh hưởng thấp nhất đến sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam là: 1/ Quan hệ, hợp tác nghiên cứu với các cá nhân, tổ chức quốc tế; 2/ Trào lưu các nghề trong xã hội; 3/ Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 696
Ngày nay, việc học tập trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nền tảng trực tuyến cũng chỉ là một hình thức học tập. Để đạt được hiệu quả học tập tốt ở hình thức này, các vấn đề về hứng thú trong học tập lại càng phải được quan tâm. Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu hứng thú của sinh viên năm thứ nhất trong quá trình học tập môn Vật lí đào tạo bằng hình thức học tập kết hợp 70/30 (70 offline và 30 online) tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông. Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn cụ thể hơn về hứng thú của sinh viên trong học tập kết hợp trực tuyến và truyền thống, từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp sinh viên học tập tốt học phần này để nâng cao chất lượng dạy và học.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 998
Năng lực số của học sinh không chỉ là quá trình tích lũy các kiến thức, kĩ năng cơ bản đến năng lực sáng tạo về công nghệ mà còn là quá trình tạo ra các sản phẩm công nghệ ứng dụng vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, học tập và công việc. Hơn nữa, khung năng lực số đề cập đến tác động xã hội và văn hóa khi sử dụng công nghệ số. Kĩ năng nghiên cứu khoa học giúp học sinh có tư duy khoa học, phản biện những vấn đề còn tồn tại trong thực tế, giải đáp các thắc mắc liên quan đến học thuật. Giáo dục hướng nghiệp là một hoạt động chính khóa trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 giúp học sinh nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp, định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn ngành, nghề phù hợp. Bài viết giới thiệu khung năng lực số của học sinh trung học phổ thông, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa khung năng lực số và năng lực nghiên cứu khoa học cùng với định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,097
Khoa học quản lí giáo dục là một cấu phần của khoa học giáo dục, có vai trò quan trọng trong các hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, đồng thời cung cấp hệ thống lí luận khoa học làm căn cứ nền tảng cho những hoạt động thực tiễn quản lí giáo dục. Nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục bao gồm các khía cạnh như: chính sách, chiến lược phát triển giáo dục, quy hoạch, dự báo giáo dục, quản lí, quản trị cơ sở giáo dục, quản lí phát triển nguồn nhân lực. Bài viết phân tích thực trạng nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục trong 10 năm qua, đánh giá những thành tựu, đóng góp của khoa học quản lí cho sự phát triển khoa học giáo dục cũng như sự phát triển giáo dục, đồng thời chỉ ra những hạn chế, từ đó đề xuất định hướng nghiên cứu trong thời gian tới.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,219
Từ nhiều năm nay, bạo lực học đường vẫn là một trong những vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động học tập, sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh trong môi trường học đường, mặc dù đây được coi là môi trường giáo dục chuẩn mực nhất. Bài viết tổng hợp một số mô hình phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam và trên thế giới, trong đó có điểm lại thực trạng bạo lực học đường hiện nay. Từ đó đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng bạo lực học đường và những mô hình phòng chống bạo lực học đường phổ biến ở một số quốc gia và ở Việt Nam gần đây. Qua đó, bài viết rút ra kết luận về đặc điểm chung của các mô hình hiện nay để làm cơ sở định hướng phát triển, xây dựng các mô hình hiệu quả, phù hợp với bối cảnh mới.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,246
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhu cầu về việc đào tạo giáo viên tiểu học phải cung cấp không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và những kĩ năng liên quan đến nghề nghiệp sau này. Mô hình lớp học đảo ngược (FCM) là một phương pháp giảng dạy trong đó vai trò của giảng viên và sinh viên được đảo ngược so với truyền thống. Mô hình FCM này là một giải pháp đáng xem xét trong việc đáp ứng nhu cầu đào tạo. Bằng việc đưa ra những lợi ích, khó khăn và thách thức của mô hình đến thực trạng việc sử dụng mô hình FCM trong đào tạo giáo viên tiểu học ở một số trường đại học sư phạm. Bài viết đề xuất một số giải pháp sử dụng mô hình FCM vào đào tạo giáo viên tiểu học nhằm giúp cho giảng viên đổi mới phương pháp dạy học so với việc dạy học truyền thống. Bài viết cũng khẳng định rằng, các lợi ích và tiềm năng của mô hình FCM trong đào tạo giáo viên tiểu học nên được xem xét và đưa vào sử dụng.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 870
Các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên ra đời và bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 1950. Từ đó đến nay, số lượng các chương trình hỗ trợ tài chính không ngừng tăng lên, còn chất lượng các chương trình hỗ trợ tài chính cũng không ngừng được nâng cao. Tại Việt Nam, các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên do Nhà nước quản lí hoặc cấp ngân sách (Chương trình hỗ trợ tài chính công lập) đã và đang thể hiện ngày càng rõ vai trò quan trọng trong việc mở rộng phạm vi và đảm bảo công bằng trong tiếp cận của giáo dục đại học. Trong bối cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam đã và đang thực hiện tự chủ mạnh mẽ, bao gồm tự chủ tài chính, việc nghiên cứu về các giải pháp hỗ trợ tài chính cho sinh viên lại càng trở nên thiết thực và phù hợp. Nghiên cứu này tập trung làm rõ nội hàm “Chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên” và “Quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên” thông qua tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm trả lời cho câu hỏi: Bản chất của chương trình hỗ trợ tài chính (công lập) cho sinh viên là gì? Quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính (công lập) cho sinh viên gồm cụ thể các hoạt động quản lí với các đối tượng quản lí là gì? Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng khung lí luận về Quản lí các chương trình hỗ trợ tài chính (công lập) cho sinh viên tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,185
Quốc tế hóa và khu vực hóa là xu thế phát triển của giáo dục đại học trên thế giới hiện nay. Việt Nam và Trung Quốc có vị trí địa lí gần gũi, quan hệ thương mại khăng khít, văn hóa - giáo dục tương đồng. Những yếu tố này là lợi thế để hai quốc gia tiến hành hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc thực thi “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI). Để thúc đẩy hợp tác toàn diện về giáo dục đại học trong bối cảnh mới, hai quốc gia cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hợp tác trên cơ sở đánh giá thực trạng hợp tác trước đây. Bài viết mô tả chính sách giáo dục của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI, thực trạng hợp tác giáo dục đại học Việt - Trung trước khi Việt Nam tham gia vào BRI, từ đó đề xuất một số kiến nghị về hợp tác giáo dục đại học của hai quốc gia trong tương lai.