Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 880
Chuyển đổi số là quá trình tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Chuyển đổi số diễn ra ở tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học - nơi cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao không thể đứng ngoài hay chậm trễ. Trong bài viết, tác giả khái lược những vấn đề cơ bản nhất của chuyển đổi số trong giáo dục, đi từ những khái niệm cơ bản nhất đến những vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,277
Trong thời kì kỉ nguyên số, sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet đã tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực giáo dục. Một trong những xu hướng đang được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi là mô hình dạy học trực tuyến trên nền tảng lớp học đảo ngược. Bằng việc tiến hành tìm hiểu về mô hình dạy học trực tuyến và các công nghệ liên quan cũng như thu thập dữ liệu về việc triển khai thiết kế khoá học Elearning trên nền tảng VLE (Virtual Learning Environment) của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng và nâng cao, phát triển năng lực tự học cho sinh viên, đề cao sự tương tác và tư duy sáng tạo của sinh viên. Sinh viên tự quản lí thời gian để nắm vững kiến thức cơ bản thông qua việc tiếp cận các tài liệu học trực tuyến, video giảng dạy, bài giảng ghi âm và các bài tập trực tuyến trước khi đến lớp. Với kết quả nghiên cứu này, bài viết cung cấp thông tin và những phản hồi quan trọng về hiệu quả và tiềm năng của mô hình dạy học trực tuyến trên nền tảng VLE trong việc xây dựng năng lực tự học cho sinh viên và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong lĩnh vực giáo dục. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp căn cứ và kiến thức để cải thiện và phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến và mô hình dạy học trực tuyến trong bối cảnh tri thức con người đi cùng kỉ nguyên số 4.0.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 863
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đặt ra những yêu cầu mới đối với việc dạy và học viết trong nhà trường phổ thông. Theo quan điểm phát triển năng lực người học, việc dạy viết phải đổi mới trên nhiều bình diện, từ nhận thức đến thực tiễn dạy học. Tuy nhiên, những yêu cầu của Chương trình Ngữ văn quốc gia còn mang tính khái quát, cần có thêm những phân giải cụ thể để giúp giáo viên hiểu đúng về tư tưởng mới của chương trình, từ đó thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới. Nghiên cứu này tập trung trình bày những phân tích lí luận về mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp dạy học viết theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của Chương trình Ngữ văn 2018, tạo tiền đề cho những cải tiến về quy trình, phương pháp và kĩ thuật dạy học viết trong trường trung học trong giai đoạn đổi mới hiện nay và các năm tiếp theo.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 631
Theo Chương trình giáo dục môn Ngữ văn 2018, đọc hiểu thuộc về năng lực ngôn ngữ. Chương trình đưa ra yêu cầu cần đạt đối với đọc hiểu ở từng lớp. Tuy nhiên, hiện nay chưa có chuẩn đánh giá đọc hiểu. Điều này gây khó khăn cho giáo viên trong việc xây dựng bài kiểm tra đánh giá cụ thể kĩ năng này. Trong bài viết này, chúng tôi khái quát kinh nghiệm xây dựng Chuẩn đọc của một số quốc gia. Từ đó đề xuất xây dựng Chuẩn đọc hiểu cho môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, ví dụ cụ thể ở lớp 1. Chúng tôi xây dựng Chuẩn nhằm xác định rõ khả năng đọc hiểu của học sinh khi kết thúc năm học. Chuẩn đọc hiểu được xây dựng bao gồm cả đọc nội dung; hình thức; liên hệ, so sánh, kết nối ở ba cấp độ: đạt, khá, tốt.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 772
Phát triển kĩ năng hơp tác cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục ở các trường mầm non. Bài viết phản ảnh một phần bức tranh thực trạng tổ chức hoạt động tạo hình theo phương thức làm việc nhóm nhằm phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua nghiên cứu khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 60 giáo viên mầm non đang công tác tại 08 trường mầm non thuộc phạm vi nội thành và ngoại thành của thành phố Huế, đồng thời phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu các thông tin định tính đối với bốn giáo viên mầm non và quan sát cách tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên mầm non. Kết quả khảo sát mở ra một số vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo, liên quan đến thực trạng mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ mầm non ở các độ tuổi, hoặc các điều kiện về môi trường, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ kĩ năng hợp tác của trẻ mầm non.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 942
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hiện nay được xem là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học thông qua làm, qua vận dụng những kinh nghiệm vào giải quyết những vấn đề thực tiễn nhằm phát triển năng lực cho người học. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học cho sinh viên sư phạm là cần thiết trong xu hướng đổi mới dạy học phát triển năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bài viết phân tích khái quát về vấn đề rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học cho sinh viên, từ đó đề xuất tổ chức các hoạt động rèn luyện vận dụng chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở các trường đại học sư phạm.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,106
Dạy học tích hợp là cách thức dạy học đã có từ lâu. Thuật ngữ “tích hợp” xuất hiện lần đầu trong các công trình về tâm lí học ở thế kỉ thứ XIX. Tuy nhiên, đến thế kỉ thứ XX thì việc vận dụng “tích hợp” vào trong giáo dục mới được đẩy mạnh. Những năm cuối của thập niên 1970 và những năm đầu thập niên 1980, việc dạy học “tích hợp” các môn khoa học công nghệ không còn là vấn đề riêng của một quốc gia nào nữa mà đã được UNESCO khuyến cáo là cách thức dạy học quan trọng đối với các môn Khoa học Công nghệ của tất cả các nước. Ở Việt Nam, sau khi Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ra đời năm 2018 thì cách thức dạy học theo hướng tích hợp được chú trọng hết mức. Trong dạy học giáo dục tài chính, cách thức dạy học tích hợp được nhấn mạnh một cách đặc biệt. Ở lớp 10, nội dung thiết lập kế hoạch đầu tư cá nhân là nội dung Toán quan trọng trong hoạt động thực hành và trải nghiệm. Đây là nội dung giúp việc dạy học tích hợp Toán học và giáo dục tài chính một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về chủ đề này. Chính vì thế, đây là khoảng trống mà bài báo sẽ tập trung nghiên cứu. Trong bài báo này, nhóm tác giả đề cập đến quan điểm về tích hợp, dạy học tích hợp, phân loại dạy học tích hợp, tích hợp Toán học với giáo dục tài chính, quy trình cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp Toán và giáo dục tài chính thông qua thiết lập kế hoạch đầu tư cá nhân.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,431
Đánh giá sách chính là sự cải cách, cân chỉnh theo chu kì nhằm cải thiện chất lượng giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, định hướng giáo dục để đáp ứng chính sách và hoạch định giáo dục quốc gia. Bài viết dựa trên phương pháp tổng quan tài liệu để tìm ra các phạm trù và khái niệm đánh giá sách giáo khoa nhằm làm rõ giá trị cốt lõi, cách đánh giá độ tin cậy và chất lượng tài liệu được thiết kế để cân nhắc cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng đại trà phục vụ cho các niên khóa Chương trình Giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, bài viết cũng bàn đến việc cân nhắc, loại bỏ các yếu tố chưa phù hợp về văn hóa vùng miền, phương ngữ và các yếu tố không mong muốn hiện diện trong cuốn sách hay bộ sách được đánh giá. Việc đánh giá sách giáo khoa sao cho có hiệu quả cần dựa trên các yếu tố khoa học và người dùng, đáp ứng nhu cầu dạy và học đồng thời cần dựa trên các tiêu chí của thế giới và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, xét phương diện về nội dung, tính kinh tế, tính tiện lợi, tính tự chủ và khả năng ứng dụng công nghệ nhằm thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng chủ thể.