Danh sách bài viết

Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 530
Rối loạn ngôn ngữ phát triển (Developmental Language Disorder) (Bishop và cộng sự, 2017), là thuật ngữ xuất hiện trong các nghiên cứu trên thế giới để chỉ những trẻ có khả năng giao tiếp hạn chế, vốn từ vựng nghèo nàn, các câu nói ít đa dạng và không đủ thành phần. Khó khăn về ngôn ngữ của trẻ rối loạn ngôn ngữ phát triển thường gây hậu quả nặng nề ở lứa tuổi mầm non và đầu tiểu học. Thực tiễn về sự ảnh hưởng lâu dài của rối loạn ngôn ngữ phát triển cho thấy tầm quan trọng về can thiệp ngôn ngữ trong quá trình phát triển của trẻ không chỉ là những định hướng ngắn hạn mà cần có những mục tiêu dài hạn để kịp thời nhìn nhận và có những ưu tiên trong từng giai đoạn. Trong 26 bài báo, chúng tôi đã tìm kiếm được 14 tài liệu phù hợp tiêu chí. Kết quả phân tích cho thấy, có 4 nhóm can thiệp rối loạn ngôn ngữ phát triển bao gồm: Can thiệp từ vựng, ngữ pháp, lời kể và âm vị. Các can thiệp này không thể thiếu trong các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chúng được lồng ghép hài hòa trong quá trình can thiệp
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 656
Giáo dục hòa nhập đã được đưa thành các Mục tiêu phát triển bền vững tại Hội nghị thưởng đỉnh phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. Người khuyết tật có quyền được tiếp cận một nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng và cơ hội học tập suốt đời. Ở Việt Nam, giáo dục hòa nhập không còn là khái niệm mới và nó cũng đã được chấp nhận như một sự phát triển tất yếu. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đã được hình thành dựa trên các nguyên tắc chung của quốc tế có điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Bài viết phân tích tác động cũng như những khoảng cách giữa chính sách giáo dục hòa nhập với thực tiễn, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cấp, ngành có liên quan nhằm tạo ra một môi trường chính sách thúc đẩy giáo dục hòa nhập.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 778
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng kết quả thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 539 giảng viên của 08 trường đại học thành viên của Đại học Huế và được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung kết quả thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên Đại học Huế khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ khá lớn giảng viên có kết quả thực hiện công việc chưa tốt, thể hiện qua việc tỉ lệ giảng viên chọn mức chưa đồng ý về các tiêu chí kết quả thực hiện công việc còn khá cao. Để nâng cao kết quả thực hiện công việc của đội ngũ giảng viên, Đại học Huế cần nghiên cứu giao quyền tự chủ nhiều hơn cho giảng viên; Chú trọng đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên; Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc hợp lí và chính xác; Nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp lí về lương, chú trọng công nhận và khen thưởng cho đội ngũ giảng viên; Xây dựng môi trường làm việc gần gũi và nhiều ý nghĩa để giúp giảng viên đoàn kết, gắn bó và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,014
Nâng cao hiệu quả công tác Cố vấn học tập luôn cần thiết và càng trở nên quan trọng đối với sinh viên, khoa, các phòng ban liên quan và nhà trường trong quá trình đào tạo. Về phía sinh viên, phải nắm được chương trình đào tạo của ngành học, nhanh chóng và chủ động liên hệ với Cố vấn học tập của khoa. Về phía Cố vấn học tập phải tạo được sự gần gũi, đáng tin cậy; phải trang bị kiến thức vững chắc về chương trình học, quy chế, quy định, thông báo mới, thay đổi về chương trình học, thay đổi về học phí; phải luôn cập nhật những thông tin mang tính thời sự của phòng đào tạo; phải là người đồng hành cùng với sinh viên; khoa cần hạn chế việc thay đổi Cố vấn học tập. Ngoài ra, Cố vấn học tập còn phải dành thời gian trong tuần trực tiếp hỗ trợ sinh viên. Về phía các phòng ban liên quan, sự phối hợp giữa các phòng ban như phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, phòng tài vụ và các khoa, bộ môn là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần thiết lập một hệ thống thông tin mở dễ dàng truy cập và sử dụng. Về phía nhà trường, nên tăng cường đào tạo, tập huấn và phát triển kĩ năng cho đội ngũ Cố vấn học tập như cập nhật kiến thức và thông tin về chương trình đào tạo, quy định, quy chế mới.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,185
Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam trong những năm gần đây, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học” đáp ứng xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vì vậy, việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu về nền tảng công nghệ số và chuyển đổi số trong giáo dục là vấn đề được đặt ra cấp thiết hiện nay. Bài viết trình bày khái quát chung về chuyển đổi số, những thuận lợi và khó khăn về chuyển đổi số trong dạy và học đại học; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong dạy và học đại học hiện nay.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 438
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc xây dựng văn hóa số trong giáo dục trở nên cấp thiết trong các cơ sở giáo dục. Bài viết trình bày thực trạng một số vấn đề liên quan đến văn hóa số trong trường trung học cơ sở gồm sự cần thiết và nội dung của văn hóa số. Qua đó, bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về hiện trạng của văn hóa số thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu từ học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường trung học cơ sở công lập Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh; sử dụng công cụ Independent Sample T-test để kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa học sinh với cán bộ quản lí và giáo viên về các nội dung khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã có những tiến triển tích cực về văn hóa số trong trường trung học cơ sở, nhưng vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế cần được khắc phục. Nghiên cứu này kì vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức và tạo động lực cho các nhà quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh tích cực tham gia vào quá trình phát triển văn hóa số, góp phần phát triển giáo dục bền vững trong kỉ nguyên số.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 693
Phát triển năng lực cảm xúc - xã hội được xem như một phần không thể tách rời trong giáo dục toàn diện một học sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những học sinh được phát triển năng lực cảm xúc - xã hội sẽ có cuộc sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn, hoạt động tốt hơn ở trường… Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu tổng quan nghiên cứu về phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho học sinh trung học cơ sở, từ đó góp phần bổ sung thêm lí luận về năng lực cảm xúc - xã hội và phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho học sinh trung học cơ sở. Kết quả được kì vọng giúp định hướng cho việc ứng dụng phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cũng như phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cho con người nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 941
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Việc đánh giá được phẩm chất và năng lực của học sinh cần phải có chuẩn đánh giá. Việc xây dựng Chuẩn đánh giá phẩm chất, năng lực trong các môn học nói chung và môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật nói riêng là việc làm cần thiết giúp cho giáo viên, học sinh và các nhà quản lí giáo dục có một “thước đo” trong đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh. Bài viết trình bày quy trình chung trong việc xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực, từ đó đề xuất quy trình xây dựng Chuẩn đánh giá phẩm chất, năng lực trong môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật cấp Trung học phổ thông.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 637
Khái niệm hàm, mà một trường hợp riêng là khái niệm hàm số, đóng vai trò quan trọng nếu không nói là đóng vai trò trung tâm trong chương trình Toán phổ thông nói chung và Toán lớp 11 nói riêng. Tư duy hàm liên hệ chặt chẽ với khái niệm hàm số là một loại hình tư duy của toán học cần được rèn luyện cho học sinh. Tư duy hàm đề cập đến sự thay đổi và mối quan hệ giữa các đối tượng. Trong các sách giáo khoa, nội dung các bài toán thực tế minh họa cho khái niệm hàm số nói riêng và tư duy hàm nói chung được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, việc vận dụng tư duy hàm vào dạy học các bài toán thực tế hàm số mũ và hàm số lôgarit còn là việc làm mới mẻ. Bài viết tập trung nghiên cứu các quan điểm của tư duy, tư duy Toán học, tư duy hàm. Bài viết đưa ra quan niệm, quy trình cũng như cách thức dạy học rèn luyện một số khía cạnh đặc trưng của tư duy hàm thông qua dạy học các bài toán thực tế hàm số mũ và hàm số lôgarit ở lớp 11.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,207
Bài viết tìm hiểu về mối liên hệ mật thiết giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác, chỉ ra văn học là nguồn tài nguyên, có thể gợi cảm hứng sáng tác, phóng tác… cho các loại hình nghệ thuật khác. Đồng thời, qua thực tiễn dạy học Ngữ văn với những bất cập ở đội ngũ giáo viên khi chưa theo kịp định hướng đổi mới của chương trình, bài viết nghiên cứu, đề xuất phương pháp dạy chuyên đề lớp 12, Chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông 2018: “Tìm hiểu một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học” theo định hướng phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực nghệ thuật cho học sinh thông qua việc nghiên cứu về chuyển thể tác phẩm văn học sang loại hình nghệ thuật khác như hội họa và điện ảnh. Minh họa bằng hai tác phẩm: Bức tranh “Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa” và bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.