Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,322
Bài viết phân tích sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến giáo dục, đồng thời nhấn mạnh về việc xây dựng nội dung số, tạo hệ thống học liệu điện tử phong phú, đa dạng. Trong bài, các tác giả mô tả quan niệm về mô hình, trên cơ sở phân tích các học thuyết tâm lí giáo dục như sư phạm tương tác, thuyết hành vi, thuyết kiến tạo, dạy học khám phá, quan điểm về vùng phát triển gần nhất của L.Vygotxky, xác định các yếu tố sư phạm cần hiện diện trong mô hình sách điện tử tương tác. Đồng thời, trên cơ sở phân tích các thành tựu của công nghệ số trong giai đoạn hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, học máy, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, đưa ra các yếu tố về công nghệ trong mô hình sách điện tử tương tác. Mô hình đưa ra nhằm đáp ứng mục tiêu hỗ trợ học sinh tự học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,312
Nghiên cứu về kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ mẫu giáo và ứng dụng thực tế ảo tăng cường EON-XR trong giáo dục, từ đó chỉ ra những vấn đề cơ bản trong việc ứng dụng và dạy trẻ tự bảo vệ bản thân qua phần mềm EON-XR. Bài viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp thể nghiệm để chỉ ra tính hiệu quả, khả năng ứng dụng thực tế ảo tăng cường EON-XR trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ em mầm non, làm căn cứ để xây dựng được cơ sở lí luân và thực tiễn. Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiên cứu lí luận và phương pháp thể nghiệm, nghiên cứu đã mô phỏng quy trình dạy học ứng dụng thực tế ảo tăng cường trong phòng chống COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay với sự hỗ trợ của ứng dụng EON-XR giúp việc dạy và học dễ dàng hơn
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,280
Bài viết trình bày kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chuẩn trong Chương trình môn Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông của một số nước như Úc và Mĩ (qua trường hợp của bang California). Từ kinh nghiệm quốc tế của các nước, bài viết đưa ra một số nhận định, đề xuất và kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng chuẩn môn Ngữ văn. Trong bối cảnh dạy và học môn Ngữ văn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hiện nay, việc xây dựng chuẩn môn học có vai trò quan trọng, hỗ trợ cho công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá trong nhà trường.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,545
Quản lí chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội luôn nhận được sự quan tâm của các nhà quản lí giáo dục thể hiện qua Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 và mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025. Nghiên cứu tổng quan về bộ tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo cho thấy, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Trên cơ sở xem xét các bộ tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo của một số quốc gia trong khu vực và các nước phát triển, bài viết phân tích và đối sánh để đưa ra một số khuyến nghị cho hoạt động quản lí chất lượng chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,706
Năng lực tự học là nhân tố quan trọng tác động đến kết quả học tập của sinh viên. Nghiên cứu được tiến hành đối với 186 sinh viên từ một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sử dụng kết quả của phương pháp phân tích nhân tố, phân tích hồi quy, tác giả cho rằng: Có 5 yếu tố lần lượt xếp theo thứ tự điểm trung bình chung giảm dần như sau: nhóm năng lực thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên; nhóm năng lực xác định nhiệm vụ và mục tiêu học tập; nhóm năng lực lập kế hoạch học tập; nhóm năng lực sử dụng các phương pháp học tập; nhóm năng lực giải quyết vấn đề khi tự học.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,034
Thể loại tản văn lần đầu tiên được đưa vào dạy học trong Chương trình Ngữ văn 2018 ở lớp 7 và lớp 11. Về mặt lí luận, thuật ngữ “tản văn” bao gồm nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Điều này dẫn đến hai quan điểm khác nhau về phạm vi của tản văn so với kí: tản văn bao gồm thể loại kí hay tản văn là một tiểu loại của kí. Tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng cả ba định nghĩa về tản văn trong ba bộ sách giáo khoa Ngữ văn 7 đều thống nhất ở những khía cạnh nội hàm cơ bản của tản văn, coi tản văn là một tiểu loại của kí. Nội dung dạy học và yêu cầu cần đạt đọc hiểu thể loại tản văn ở Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã được cụ thể hóa trong ba bộ sách giáo khoa Ngữ văn 7 nhưng vẫn là thách thức lớn đối với các giáo viên trong thực tiễn triển khai bởi đây là một thể loại mới, còn ít tài liệu tham khảo. Bài viết đề xuất một số biện pháp dạy học đọc hiểu tản văn cho học sinh lớp 7- khối lớp đầu tiên được tiếp cận thể loại này theo yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018. Các biện pháp đề xuất nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu tản văn theo các yếu tố đặc trưng của thể loại này: đề tài, chủ đề; mạch kết cấu và chi tiết tiêu biểu; chất trữ tình và hình tượng cái tôi tác giả; ngôn ngữ của tản văn.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,330
Nghiên cứu này nhằm thảo luận và khám phá vai trò quan trọng của thương hiệu trường đại học trong việc điều tiết tác động của chương trình dạy học và cảm xúc học tập tiêu cực đến ý định chuyển đổi cơ sở đào tạo của người học. Với 407 phiếu trả lời hợp lệ, bài viết ứng dụng kĩ thuật bình phương nhỏ nhất riêng phần (PLSSEM) để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm cho thấy: 1) Cảm xúc học tập tiêu cực thúc đẩy ý định chuyển đổi cơ sở đào tạo; 2) Số lượng môn học và thiếu cơ hội việc làm có quan hệ cùng chiều với ý định chuyển đổi; 3) Yếu tố thương hiệu trường đại học đóng vai trò giảm bớt tác động của cảm xúc học tập tiêu cực nhưng không ảnh hưởng đến tác động của chương trình dạy học đến ý định chuyển đổi cơ sở đào tạo; 4) Có sự khác biệt trong ý định chuyển đổi cơ sở đào tạo giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Từ kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị cho Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các cơ sở đào tạo ở Việt Nam nói chung.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,492
Trong vài năm trở lại đây, kiểm định chất lượng đang trở thành xu thế và công cụ hữu hiệu cho công tác bảo đảm chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học. Kiểm định chất lượng đang là vấn đề đặt ra hàng đầu tại các cơ sở giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục vì chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định sẽ giúp cơ sở giáo dục nâng cao vị thế. Do đó, việc kiểm định chương trình đào tạo đại học được thực hiện và số chương trình đào tạo đạt kiểm định gia tăng mỗi năm, nhưng hiện tại các cơ sở giáo dục cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác này. Vì vậy, nghiên cứu này thu thập, phân tích và đề xuất những giải pháp để các cơ sở giáo dục đại học tư thục khắc phục những khó khăn trong việc kiểm định hiện nay.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,467
Bảo đảm (quản lí) chất lượng chương trình đào tạo trên cơ sở bộ tiêu chuẩn là tổ hợp các hoạt động xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, bao gồm triết lí giáo dục, chính sách chất lượng, kế hoạch chất lượng, hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng, trong đó có khung bảo đảm chất lượng (trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí) nhằm hướng dẫn và kiểm soát toàn bộ hoạt động trong tất cả các giai đoạn của quá trình thiết kế, thực thi, đánh giá chương trình đào tạo, bảo đảm toàn bộ các tiêu chí, tiêu chuẩn của chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu chất lượng. Hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong được hoàn thiện và cải tiến thông qua kiểm định chất lượng như một cơ chế bảo đảm chất lượng bên ngoài để nâng cao chất lượng chương trình đào tạo. Bài viết giới thiệu một cách chi tiết, cụ thể cơ sở pháp lí làm cơ sở cho việc đề xuất quy trình xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, cách vận hành và đánh giá cải tiến nhằm duy trì và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 5,416
Giáo dục theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” nói chung và trong tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non đã được quan tâm tác động bằng nhiều cách thức khác nhau. Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được điều chỉnh. Thông qua việc khảo sát bằng phiếu hỏi, phân tích sản phẩm (giáo án, kế hoạch dạy học) của 520 giáo viên mầm non đang dạy lớp mẫu giáo ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời quan sát một số giờ hoạt động trên lớp đã cho thấy đa số giáo viên có sự quan tâm, một số giáo viên rất tâm huyết trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện các nội dung liên quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại về nhận thức, phương pháp - hình thức tổ chức... Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở ban đầu để tiến hành việc xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên mần non tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm khắc phục những tồn tại vừa nêu; là cơ sở để điều chỉnh các học phần liên quan trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non - Trường Đại học Sài Gòn. Đồng thời, kế thừa nghiên cứu này, các nghiên cứu có tính ứng dụng cũng được tiến hành với định hướng nâng cao hiệu quả giáo dục và hội nhập xu hướng của kỉ nguyên số