Xây dựng văn hóa chất lượng trường trung học cơ sở thông qua hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Xây dựng văn hóa chất lượng trường trung học cơ sở thông qua hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Nguyễn Đặng An Long* longnda@kthcm.edu.vn Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 33 đường Vĩnh Viễn, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phạm Văn Thuần thuanpv@vnu.edu.vn Học viện Quản lí Giáo dục 31 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở là một giải pháp quản lí chất lượng nhằm đưa ra những kết quả tin cậy cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục của nhà trường. Hoạt động này gắn bó chặt chẽ với xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường trung học cơ sở, cụ thể là: Xác định và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng; Thiết lập quy trình kiểm định chất lượng; Giáo dục về chất lượng; Tạo điều kiện cho phản hồi và cải tiến; Tạo cơ hội học tập tích cực; Thúc đẩy tinh thần tự trách nhiệm và tôn trọng; Khuyến khích sự hợp tác và giao lưu; Xây dựng văn hóa đánh giá công bằng; Tôn trọng và khích lệ; Tôn trọng và tôn vinh thành tựu. Khảo sát 305 người ở một số trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, ngoài những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng văn hóa chất lượng và hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở còn bộc lộ một số hạn chế như: Nhận thức chưa đúng đắn của các lực lượng giáo dục; Công tác lập kế hoạch, kiểm tra đánh giá còn nặng về hình thức, các phương pháp thực hiện hoạt động xây dựng văn hóa chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục chưa đồng bộ. Từ thực tiễn đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa chất lượng trường trung học cơ sở thông qua hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Từ khóa: 
Văn hóa chất lượng
kiểm định chất lượng giáo dục
nâng cao chất lượng giáo dục
trường trung học cơ sở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham khảo: 

[1] Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lí chất lượng

[2] Kim S. Cameron and Robert E. Quinn, (2006), Diagnosing and Changing Organisational Culture, San Francisco, CA: Jossey-Bass.

[3] Phạm Quang Huân, (2007), Văn hóa nhà trường hình thái cốt lỗi của văn hóa tổ chức, Kỉ yếu Hội thảo Văn hóa học đường do Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[4] European University Association, (2006), Quality Culture in European Universities: A bottom-up approach, Report on the three rounds of the Quality Culture Project 2002 - http://www.eua.be/qualityassurance/quality-culture-project.

[5] Châu Nhật Duy, (2023), Đánh giá văn hóa chất lượng: Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Đồng Tháp, Tạp chí Giáo dục, số 493, tr.54-58.

[6] Phạm Văn Thuần - Nguyễn Đăng An Long, (2021), Quản lí kiểm định giáo dục trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

[7] Phạm Văn Thuần - Nguyễn Đăng An Long, (2021), Cẩm nang kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Thông tư số 18/2018/ TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

[9] Lê Đức Ngọc và cộng sự, (2008), Xây dựng Văn hoá chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại chất lượng, Tạp chí Thông tin Giáo dục, 36/4, 4.

[10] Đinh Thảo Lan Phương, (2023), Phát triển văn hóa chất lượng trong các trường trung học cơ sở công lập, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sài Gòn.

[11] Quốc hội, (2019), Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/ QH14).

[12] Nguyễn Quang Tuấn, (2023), Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông giai đoạn 2025 - 2030, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, DOI: https://doi.org/10.15625/2615-8957/12311107.

Bài viết cùng số