Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 887
Nghiên cứu này vận dụng tiếp cận STEAM để thiết kế và tổ chức một số chủ đề dạy học Địa lí tự nhiên cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần thực nghiệm sư phạm, khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với quan sát là những phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả chỉ ra rằng: Các chủ đề Địa lí tự nhiên được thiết kế và tổ chức theo tiếp cận STEAM có tác động tích cực đến việc phát triển năng lực cho sinh viên. Người học đánh giá cao hiệu quả của tiếp cận này trên các phương diện: Mức độ đạt được mục tiêu bài học; Hình thành năng lực STEAM; Khả năng vận dụng STEAM trong tổ chức chủ đề Địa lí; Mức độ nhận thức về STEAM.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 438
Giáo dục STEM ở cấp Trung học học phổ thông đang triển khai giảng dạy thí điểm ở nước ta, việc tiếp cận mô hình dạy học STEM được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập, phân tích làm rõ tri thức về đối tượng của phương pháp luận Toán học: Đối tượng của Toán học, mối liên hệ của Toán học với các khoa học khác và liên hệ Toán học với thực tiễn; Đặc biệt là, xây dựng các khái niệm chức năng thành tố của chức năng môn Toán, khai thác chức năng thành tố của chức năng môn Toán để làm rõ nguyên nhân Toán học xâm nhập vào các khoa học khác như: Vật lí và một số khoa học khác, giải thích hiện tượng trong các khoa học khác và thực tiễn cuộc sống; khai thác và vận dụng tri thức toán tiềm ẩn trong các tri thức khoa học, kĩ thuật, công nghệ nhằm góp phần vào định hướng thiết kế dạy học môn Toán trong mô hình giáo dục STEM trong Chương trình Trung học phổ thông và giải quyết các vấn đề có nội dung STEM.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 652
Quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo Thông tư số 32 đã đề cập đến quản lí chất lượng giáo dục phổ thông trong việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Để quản lí chất lượng hiệu quả, văn hóa chất lượng là công cụ/phương pháp không thể thiếu nhằm thực hiện triết lí cải tiến chất lượng liên tục và phát triển văn hóa chất lượng là điều kiện tất yếu để thực hiện thành công mô hình quản lí chất lượng đối với quá trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và góp phần thực hiện thành công hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông. Bài viết khảo sát, đánh giá và so sánh nhận định về nội dung bốn chức năng phát triển chất lượng (theo mô hình PDCA) giữa cán bộ quản lí và giáo viên trong các trường trung học cơ sở công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi 161 cán bộ quản lí và 1.062 giáo viên, phỏng vấn 25 cán bộ quản lí và 37 giáo viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ nhận định của cán bộ quản lí và giáo viên về nội dung phát triển văn hóa chất lượng.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 615
Sự phát triển thần tốc của công nghệ trong những năm gần đây đã tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục. Những mô hình dạy học mới xuất hiện thúc đẩy việc dạy và học trở nên năng động hơn, mang đến cho con người nhiều cơ hội học tập đa dạng được cung cấp bởi các chuyên gia giáo dục và công nghệ. Bài viết giới thiệu khái quát về mô hình dạy học kết hợp được đề xuất bởi Badrul Huda Khan, tập trung lí giải thành tố sư phạm - một trong những thành tố quan trọng của mô hình trên cơ sở phân tích yêu cầu đổi mới các yếu tố của quá trình dạy học gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và xem xét nhu cầu của người học.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 692
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp Công an nhân dân là nhiệm vụ quan trọng góp phần đào tạo ra những cán bộ, chiến sĩ công an có phẩm chất đạo đức tốt, có nhân cách hoàn thiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay. Nghị quyết Đại hội VII của Đảng ủy Công an Trung ương khẳng định đạo đức nghề nghiệp Công an nhân dân là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường Công an nhân dân là hoạt động nhằm tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của học viên. Qua đó, học viên hiểu biết được hành vi đạo đức phù hợp với yêu cầu của ngành Công an và yêu cầu của xã hội. Quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp Công an nhân dân luôn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Bài viết phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân trong buổi cảnh hiện nay.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 966
Sự tham gia học tập không chỉ là một phần của quá trình dạy học mà còn là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng học tập và sự phát triển cá nhân của sinh viên. Thông qua tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước đây, bài viết cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình nghiên cứu hiện tại đối với sự tham gia học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự quan tâm toàn cầu đối với các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến sự tham gia học tập trong môi trường giáo dục đại học. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực này đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, đòi hỏi việc tăng cường nghiên cứu về cả lí luận và thực tiễn nhằm thúc đẩy sự tham gia học tập của sinh viên trong các bối cảnh học tập khác nhau.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 751
Trên cơ sở phân tích khung lí luận cơ bản về quản lí hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi, nghiên cứu này tập trung vào việc khảo sát thực trạng quản lí và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại 10 trường mầm non ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Qua phương pháp nghiên cứu đa chiều, bao gồm quan sát, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn với 35 cán bộ quản lí giáo dục và 115 giáo viên từ các trường mầm non được chọn, nghiên cứu phát hiện ra sự công nhận đáng kể từ phía giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học trong việc thúc đẩy sự phát triển nhận thức, cảm xúc và xã hội cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, những thách thức về nguồn lực, đào tạo chuyên môn và tích hợp chương trình giáo dục vẫn còn là những rào cản đối với việc thực hiện hiệu quả. Nghiên cứu là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo đề xuất các điều chỉnh chính sách, phân bổ nguồn lực và chương trình đào tạo giáo viên nhằm tối ưu hóa các hoạt động khám phá khoa học trong giáo dục mầm non.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 698
Công tác giáo dục và đào tạo Phật giáo là một trong những trọng điểm phát triển giáo dục bền vững đi đôi với giữ gìn và phát triển truyền thống Phật giáo của Việt Nam. Bài viết phân tích các giai đoạn quản lí đào tạo ở trường Trung cấp Phật học theo chu trình PDCA: Quản lí đầu vào; Quản lí quá trình; Quản lí đầu ra; Quản lí điều tiết bối cảnh thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết. Kết quả nghiên cứu lí luận này có khả năng vận dụng để thực thi trong quá trình quản lí đào tạo tại các trường trung cấp Phật học tại Việt Nam. Ngoài ra, việc đề xuất một khung lí luận để xây dựng mô hình nghiên cứu cũng như các chỉ báo về quản lí đào tạo công tác giáo dục và đào tạo Phật giáo tại các trường trung cấp Phật học, góp phần định hình các nghiên cứu tiếp nối và mở rộng sự hiểu biết về lĩnh vực giáo dục đặc thù này tại Việt Nam.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 793
Trong một thế giới số hóa và phát triển, thuật ngữ “Metaverse” ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống cũng như trong giáo dục. Metaverse là sản phẩm thực tế ảo, giúp nâng cao sự tương tác của con người giữa thế giới hữu hình và kĩ thuật số. Bài viết phân tích thực trạng khi ứng dụng Metaverse trong các cơ sở giáo dục đại học thông qua khảo sát 684 cán bộ quản lí, giảng viên, chuyên viên, kĩ sư và sinh viên tại 10 trường đại học thông qua phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi được thiết kế dưới dạng Google Form. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẫu khảo sát ngẫu nhiên, đa dạng và mang lại tính đại diện cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực thuộc khoa học xã hội, khoa học tự nhiên hay máy tính và công nghệ thông tin… Thông qua nghiên cứu, bài viết đưa ra nhận định về mức độ quen thuộc với khái niệm Metaverse, tỉ lệ người dùng ứng dụng Metaverse chia theo đối tượng khảo sát, mức độ tích hợp Metavese vào chương trình đào tạo cũng như lợi ích và thách thức trong khi ứng dụng Metaverse tại các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 839
Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Mỗi quốc gia đều nghiên cứu về giải pháp ứng phó trước mắt và lâu dài. Một trong những giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng là đưa giáo dục biến đổi khí hậu vào hệ thống trường học. Ở Việt Nam, từ năm học 2011-2012, các nhà trường đã thực hiện giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu quản lí hoạt động trên hiệu quả rất cần những biện pháp quản lí phù hợp với loại hình trường, đặc điểm học sinh theo vùng miền. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến gia tăng thiên tai. Vì vậy, cần đồng thời giáo dục cho học sinh kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai. Đó là lí do tác giả đã nghiên cứu về quản lí hoạt động này, số liệu khảo sát thực trạng cho thấy trong các hình thức giáo dục, học sinh hứng thú nhất với hình thức giáo dục thông qua câu lạc bộ. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày một số điểm chính về nghiên cứu này.