Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 717
Nghiên cứu lí luận về giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho thấy, để giáo dục kĩ năng cho học sinh đạt hiệu quả các em cần phải được thực hành, vận dụng kĩ năng trong thực tế cuộc sống. Biện pháp tổ chức giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh theo hướng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong cộng đồng là một biện pháp có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai cho học sinh. Thực hiện biện pháp này, hoạt động giáo dục kĩ năng của nhà trường sẽ phù hợp thực tế, tạo cơ hội cho học sinh được vận dụng các kĩ năng vào thực tế cuộc sống, đồng thời tăng cường các nguồn lực cho giáo dục, tạo sự thống nhất giữa ba môi trường giáo dục. Bài viết trình bày quá trình thử nghiệm khẳng định hiệu quả của biện pháp quản lí trên, đồng thời biết được việc thực hiện biện pháp quản lí trong nhà trường có khó khăn gì, làm thế nào triển khai biện pháp có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kĩ năng, mức độ kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai của học sinh.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 792
Việc tổ chức xây dựng và phát triển Chương trình Giáo dục mầm non là một việc làm hết sức cần thiết ở mỗi quốc gia, nếu thực hiện đúng quy trình này sẽ đảm bảo huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của các lực lượng từ trung ương đến địa phương và cộng đồng xã hội vào vấn đề này. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn bản chương trình, các bài viết, báo cáo, nghiên cứu về Chương trình Giáo dục mầm non của các nước (Singapore, Australia, New Zealand) tìm hiểu kinh nghiệm về cấp độ chương trình và cách thức tổ chức xây dựng và phát triển Chương trình Giáo dục mầm non của các quốc gia theo định hướng cảm xúc - xã hội (SEL), từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức xây dựng và phát triển Chương trình Giáo dục mầm non quốc gia theo định hướng SEL và đề xuất cho việc áp dụng phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 598
Bồi dưỡng tư duy máy tính là một đề tài nghiên cứu chưa được phổ biến rộng rãi trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở cấp Trung học phổ thông trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Có thể nói, tư duy máy tính là một năng lực quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay bởi nó rèn luyện tư duy để phân tích tình huống, đánh giá và giải quyết tình huống gặp phải trong cuộc sống. Trong bài viết này, nhóm tác giả làm rõ khái niệm tư duy máy tính, các thành tố cơ bản của tư duy máy tính và tập trung đề xuất một số tình huống dạy học chủ đề dãy số nhằm bồi dưỡng tư duy máy tính cho học sinh. Bài viết mong muốn cung cấp một góc nhìn về việc có thể bồi dưỡng tư duy máy tính cho học sinh trong dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực của học sinh, qua đó góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Toán ở cấp Trung học phổ thông.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 956
Hiện nay, thế giới đang hướng tới toàn cầu hóa nền kinh tế và giáo dục. Sự tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại đã giúp cho sự kết hợp doanh nghiệp với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhưng sự kết nối này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Bài viết đề xuất một số giải pháp để gia tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp với nhà trường dựa trên một số lí luận và đánh giá thực tế sự kết nối này với mục tiêu tìm ra cách để cải thiện và tăng cường, từ đó đem lại lợi ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo và hợp tác giữa hai bên.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 863
Tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) là nguồn tài nguyên dành cho giáo dục và được tự do sử dụng theo các giấy phép mở. OER mở ra cơ hội phát triển giáo dục với chất lượng cao và bền vững. Trên cơ sở đó, đòi hỏi giảng viên cần có năng lực hiểu và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Đánh giá năng lực về nguồn tài nguyên giáo dục là một trong những tiêu chí hàng đầu cho việc đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục. Để đánh giá đúng năng lực về nguồn tài nguyên giáo dục mở của giảng viên, bài viết nêu lên những khái niệm căn bản, tổng hợp về khung năng lực tài nguyên giáo dục mở dành cho giáo viên do UNESCO khuyến cáo sử dụng, qua đó nhằm phục vụ cho các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục đại học có thêm thông tin tham khảo cho định hướng triển khai áp dụng OER trong cơ sở giáo dục của mình theo tinh thần của Chính phủ tại quyết định số 1117/QĐ-TTg.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 957
Việc đưa Tiếng Nhật vào giảng dạy từ phổ thông cũng như đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh đại học đã dẫn đến sự chênh lệch trình độ tiếng Nhật của sinh viên trong các học phần Tiếng Nhật tổng hợp ở những học kì đầu tiên của chương trình đào tạo. Có những sinh viên đạt chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT (Japanese Language Proficiency Test - Kì thi đánh giá năng lực Tiếng Nhật) nhưng cũng có sinh viên chưa biết tiếng Nhật. Sự phân hóa này gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động dạy học. Khoa Tiếng Nhật đã có nhiều giải pháp để phân loại sinh viên như cho phép học vượt, miễn lên lớp… nhằm thu hẹp khoảng cách thông qua kì thi đánh giá năng lực tiếng Nhật đầu vào. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng chênh lệch trình độ, từ đó đưa ra một số giải pháp điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,123
Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở đào tạo, sinh viên và người lao động phải trang bị cho mình để đáp ứng được yêu cầu về học tập, công việc. Để nâng cao kĩ năng này cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm tới, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 168 sinh viên đang học năm thứ hai tại trường, thời gian khảo sát trong hai tuần đầu của tháng 5 năm 2023 và phân tích thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên trong vài năm gần đây, từ đó đề ra một số giải pháp cần thực hiện như: Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học; Điều chỉnh chương trình đào tạo, đề cương chi tiết một số môn học; Tổ chức sinh hoạt chuyên mô n giữa giảng viên tổ Công nghệ thông tin và tổ Mầm non; Tổ chức đi dự giờ một số hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin thực tế tại trường mầm non. Các giải pháp này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non trong tương lai.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 835
Mô hình TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) được đề xuất như là một khung lí thuyết giúp giáo viên kết hợp hiệu quả giữa kiến thức về nội dung, phương pháp dạy học và công nghệ trong việc thiết kế bài dạy. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình TPACK vào thiết kế kế hoạch bài dạy viết ở trường phổ thông tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những tồn tại này, nghiên cứu đã đề xuất một khung thiết kế kế hoạch bài dạy viết dựa trên mô hình TPACK, phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam. Kết quả nghiên cứu bao gồm các đề xuất về mô hình TPACK cho việc dạy viết, quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy và minh họa một khung TPACK cho bài dạy viết cụ thể. Bài viết nhấn mạnh vai trò của mô hình TPACK trong việc tích hợp công nghệ với dạy học. Tuy vậy, việc vận dụng mô hình này vào thực tiễn còn gặp nhiều thách thức, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để khắc phục hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng TPACK vào dạy học viết.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,138
Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kinh tế rất đa dạng và bao quát từ tổng hợp chung đến kinh tế ngành, chuyên ngành. Các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, xã hội hay tổ chức nên có rất nhiều chủ đề cấp thiết cần được chọn để nghiên cứu. Nghiên cứu theo hướng ứng dụng đang có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa lí luận và thực tiễn, được các trường đại học quan tâm nâng chất các đề án nghiên cứu sát với thực tiễn, mang tính thời sự và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, nhóm tác giả chia sẻ quan điểm về cách chọn đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng ở bậc cao học thuộc lĩnh vực Kinh tế, chỉ rõ sự khác biệt giữa đề tài nghiên cứu và đề tài ứng dụng cũng như chỉ ra một số khó khăn, hạn chế của việc chọn lựa và đề xuất đề tài, từ đó gợi ý cho học viên những vấn đề cần quan tâm khi đề xuất đề tài nghiên cứu.
Số: /2024
Số CIT: 0
Số lượt xem: 986
Tìm hiểu khoa học là kĩ năng quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tích học tập cũng như thái độ của học sinh đối với khoa học. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng này đã được quan tâm tiến hành từ rất sớm trong giáo dục khoa học. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan, bài viết trình bày khái quát kết quả nghiên cứu về mức độ phát triển của kĩ năng tìm hiểu khoa học và các yếu tố liên quan, công cụ đánh giá và các cách thức phát triển kĩ năng này cho học sinh ở các cấp lớp khác nhau. Kết quả này sẽ làm cơ sở cho việc phát triển các nghiên cứu tiếp theo về giáo dục khoa học cho học sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với bối cảnh Việt Nam.