Danh sách bài viết

Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,933
Đối với giáo dục, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo đang định hình tương lai của giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trí tuệ nhân tạo được vận dụng thành công trong việc dạy học các bộ môn Khoa học, Ngôn ngữ, Toán học… Trong bài viết này, tác giả đề cập tới việc vận dụng trí tuệ nhân tạo qua hoạt động trải nghiệm môn Toán ở trường phổ thông, đổi mới phương pháp giảng dạy từ ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp giáo viên tạo ra nội dung giảng dạy phong phú và tăng tương tác với học sinh. Các ứng dụng có thể tự động tạo bài giảng, bài tập và ví dụ minh họa dựa trên nội dung giảng dạy. Đồng thời, bài viết cũng nêu lên những điểm hạn chế hiện tại của trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy học trải nghiệm môn Toán ở trường phổ thông.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,120
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học cần đa dạng hóa các phương thức dạy học gồm dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến và dạy học kết hợp. Để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh thời đại, mô hình lớp học đảo ngược (Flipped Classroom) - một hình thức cụ thể của dạy học kết hợp đang được đẩy mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Học tập theo mô hình lớp học đảo ngược không chỉ cá nhân hóa kế hoạch học tập của sinh viên trước khi lên lớp mà còn gia tăng tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập và học sâu cho người học. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích: 1) Quy trình tổ chức mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học học phần Xác suất và Thống kê ứng dụng; 2) Kết quả sinh viên đạt được về kĩ năng, thái độ học tập cũng như khó khăn và lợi ích của việc học tập môn học này theo mô hình lớp học đảo ngược tại Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 772
Hiện nay, việc nghiên cứu khoa học của sinh viên được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để mở rộng vốn kiến thức và kĩ năng mềm của mỗi cá nhân. Việc nghiên cứu khoa học còn là cơ hội để sinh viên vận dụng kiến thức lí thuyết đã học để giải quyết các vấn đề bất cập trong thực tiễn. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu được sinh viên thực hiện vẫn không nhiều, chất lượng nghiên cứu còn nhiều tồn tại và hạn chế. Do đó, rất cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 755
Theo quan điểm của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, dạy học môn Âm nhạc nhằm “Bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ”. Hoạt động dạy học Âm nhạc ở các trường tiểu học là một trong những môn học vừa cung cấp những hiểu biết, kĩ năng, khả năng cảm thụ về nghệ thuật cho học sinh, đồng thời vừa là hoạt động tạo sự hứng thú, giải tỏa những căng thẳng đem lại những cảm xúc tích cực cho học sinh. Quản lí dạy học Âm nhạc ở các trường tiểu học là một hoạt động đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) cần hiểu và thực hiện được đúng nội dung các công việc. Bài viết đề cập đến những nội dung quản lí dạy học Âm nhạc ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,722
Bạo lực học đường đang là vấn đề xảy ra trên toàn thế giới, từng khu vực, từng quốc gia và trong mỗi trường học. Vấn đề này nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lí giáo dục, giáo viên và các bậc phụ huynh. Để giải quyết được vấn đề này, cần có sự vào cuộc của các bên liên quan như nhà trường, gia đình và xã hội. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận để tổng quan một số hướng nghiên cứu về bạo lực học đường. Kết quả cho thấy, các hướng nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường, hậu quả của bạo lực học đường, hướng nghiên cứu về giải pháp phòng chống bạo lực học đường hoặc mô hình phòng chống bạo lực học đường… nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 957
Việc đưa Tiếng Nhật vào giảng dạy từ phổ thông cũng như đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh đại học đã dẫn đến sự chênh lệch trình độ tiếng Nhật của sinh viên trong các học phần Tiếng Nhật tổng hợp ở những học kì đầu tiên của chương trình đào tạo. Có những sinh viên đạt chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT (Japanese Language Proficiency Test - Kì thi đánh giá năng lực Tiếng Nhật) nhưng cũng có sinh viên chưa biết tiếng Nhật. Sự phân hóa này gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động dạy học. Khoa Tiếng Nhật đã có nhiều giải pháp để phân loại sinh viên như cho phép học vượt, miễn lên lớp… nhằm thu hẹp khoảng cách thông qua kì thi đánh giá năng lực tiếng Nhật đầu vào. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng chênh lệch trình độ, từ đó đưa ra một số giải pháp điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,125
Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở đào tạo, sinh viên và người lao động phải trang bị cho mình để đáp ứng được yêu cầu về học tập, công việc. Để nâng cao kĩ năng này cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm tới, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 168 sinh viên đang học năm thứ hai tại trường, thời gian khảo sát trong hai tuần đầu của tháng 5 năm 2023 và phân tích thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin của sinh viên trong vài năm gần đây, từ đó đề ra một số giải pháp cần thực hiện như: Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học; Điều chỉnh chương trình đào tạo, đề cương chi tiết một số môn học; Tổ chức sinh hoạt chuyên mô n giữa giảng viên tổ Công nghệ thông tin và tổ Mầm non; Tổ chức đi dự giờ một số hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin thực tế tại trường mầm non. Các giải pháp này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non trong tương lai.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 835
Mô hình TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) được đề xuất như là một khung lí thuyết giúp giáo viên kết hợp hiệu quả giữa kiến thức về nội dung, phương pháp dạy học và công nghệ trong việc thiết kế bài dạy. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình TPACK vào thiết kế kế hoạch bài dạy viết ở trường phổ thông tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những tồn tại này, nghiên cứu đã đề xuất một khung thiết kế kế hoạch bài dạy viết dựa trên mô hình TPACK, phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam. Kết quả nghiên cứu bao gồm các đề xuất về mô hình TPACK cho việc dạy viết, quy trình thiết kế kế hoạch bài dạy và minh họa một khung TPACK cho bài dạy viết cụ thể. Bài viết nhấn mạnh vai trò của mô hình TPACK trong việc tích hợp công nghệ với dạy học. Tuy vậy, việc vận dụng mô hình này vào thực tiễn còn gặp nhiều thách thức, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để khắc phục hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng TPACK vào dạy học viết.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,139
Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kinh tế rất đa dạng và bao quát từ tổng hợp chung đến kinh tế ngành, chuyên ngành. Các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống, xã hội hay tổ chức nên có rất nhiều chủ đề cấp thiết cần được chọn để nghiên cứu. Nghiên cứu theo hướng ứng dụng đang có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa lí luận và thực tiễn, được các trường đại học quan tâm nâng chất các đề án nghiên cứu sát với thực tiễn, mang tính thời sự và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, nhóm tác giả chia sẻ quan điểm về cách chọn đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng ở bậc cao học thuộc lĩnh vực Kinh tế, chỉ rõ sự khác biệt giữa đề tài nghiên cứu và đề tài ứng dụng cũng như chỉ ra một số khó khăn, hạn chế của việc chọn lựa và đề xuất đề tài, từ đó gợi ý cho học viên những vấn đề cần quan tâm khi đề xuất đề tài nghiên cứu.
Số: /2024 Số CIT: 0 Số lượt xem: 986
Tìm hiểu khoa học là kĩ năng quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tích học tập cũng như thái độ của học sinh đối với khoa học. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng này đã được quan tâm tiến hành từ rất sớm trong giáo dục khoa học. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan, bài viết trình bày khái quát kết quả nghiên cứu về mức độ phát triển của kĩ năng tìm hiểu khoa học và các yếu tố liên quan, công cụ đánh giá và các cách thức phát triển kĩ năng này cho học sinh ở các cấp lớp khác nhau. Kết quả này sẽ làm cơ sở cho việc phát triển các nghiên cứu tiếp theo về giáo dục khoa học cho học sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với bối cảnh Việt Nam.