Phát triển kĩ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính mức độ nhẹ và trung bình chuẩn bị vào học lớp 1 hòa nhập

Phát triển kĩ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính mức độ nhẹ và trung bình chuẩn bị vào học lớp 1 hòa nhập

Nguyễn Thị Bích Trang trangchuyenbiet@gmail.com Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 62 Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trẻ khiếm thính ở các mức độ thính lực khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới phát triển kĩ năng nghe nói của trẻ nói riêng, phát triển của trẻ nói chung. Phát triển kĩ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi là tiền đề để trẻ khiếm thính vào học lớp 1 có hiệu quả. Phát triển kĩ năng nghe - nói cho trẻ khiếm thính cũng có các bước tương đồng như với mọi trẻ em khác. Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ, mức độ mất thính lực và đặc điểm kĩ năng nghe nói của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức sao cho phù hợp. Việc đề xuất các biện pháp phát triển kĩ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi dựa trên các vấn đề lí luận về phát triển ngôn ngữ - giao tiếp nói chung và đặc điểm kĩ năng nghe nói của trẻ khiếm thính 5-6 tuổi nói riêng. Trong quá trình thực hiện, giáo viên và cha mẹ trẻ phải vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt sẽ giúp trẻ hình thành được kĩ năng nghe nói, tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi nhập học lớp 1 có hiệu quả.
Từ khóa: 
trẻ khiếm thính
kĩ năng nghe nói
kĩ năng nghe nói của trẻ khiếm thính
phát triển kĩ năng nghe nói cho trẻ khiếm thính
chuẩn bị vào lớp 1 hòa nhập.
Tham khảo: 

[1] https://www.asha.org/public/hearing/Degree-of-Hearing-Loss

[2] Ngô Công Hoàn, (1992), Một số vấn đề tâm lí học và giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội

[3] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), (2003), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nộ

[4] Đặng Thành Hưng, (2010), Nhận diện và đánh giá kĩ năng, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 2, tr.25-28.

[5] Lưu Thị Lan, (1996), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội

[6] Nguyễn Thị Hoàng Yến, (2008), Xây dựng băng minh họa về một số đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 3-6 tuổi, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số B2007–17–46

[7] DfEE/QCA, (2003), Speaking, listening, learning

[8] Brennan-Jones, C., White, J., Rush, R., & Law, J., (2014), Auditory - verbal therapy for promoting spoken language development in children with permanent hearing impairments, Cochrane Database of Systematic Reviews 2014, Issue 3. Art. No.: CD010100.

[9] Phạm Thị Cơi, (1988), Quá trình hình thành ngôn ngữ nói ở trẻ điếc Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ Văn, Hà Nội.

[10] Blamey, P. J., Sarant, J. Z., Paatsch, L. E., Barry, J. G., Bow, C. P., Wales, R. J., ... Tooher, R., (2001), Relationships among Speech Perception, Production, Language, Hearing Loss, and Age in Children with Impaired Hearing. Journal of Speech, Language, and Hearing Research, 44(2), 264-285.

[11] Vũ Thị Nho, (1999), Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[12] Betty Vohr et al, (2011), Expressive vocabulary of children with hearing loss in the first 2 years of life, Journal of Perinatology

Bài viết cùng số