Các điều kiện phát triển giáo dục STEM và khó khăn trong thực tiễn triển khai giáo dục STEM tại Thành phố Hồ Chí Minh: Góc nhìn của sinh viên Sư phạm và nhà giáo dục

Các điều kiện phát triển giáo dục STEM và khó khăn trong thực tiễn triển khai giáo dục STEM tại Thành phố Hồ Chí Minh: Góc nhìn của sinh viên Sư phạm và nhà giáo dục

Huỳnh Văn Sơn sonhv@hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giang Thiên Vũ* vugt@hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Chung Hải hainc@hcmue.edu.vn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Giáo dục STEM gần như đã trở thành một trong những trọng tâm của nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu về điều kiện đảm bảo giáo dục STEM vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu hiện tại tiến hành khảo sát các điều kiện đảm bảo giáo dục STEM bằng phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấn nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục STEM tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự hạn chế về mặt nhận thức của các lực lượng giáo dục về các vấn đề có liên quan đến giáo dục STEM, tính chặt chẽ về mặt quản lí, cơ sở vật chất đã có những tác động đáng kể lên sự phát triển của công tác giáo dục STEM của sinh viên Sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, vấn đề đảm bảo cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các cập nhật liên quan đến giáo dục STEM trong thế kỉ XXI được cho là những vấn đề cần tiếp tục quan tâm để cải tiến nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc triển khai giáo dục STEM trong bối cảnh thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Từ khóa: 
Điều kiện đảm bảo giáo dục
STEM
giáo dục STEM
sinh viên Sư phạm
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tham khảo: 

[1] T. Đ. Tạ, (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, vol. 10, pp. 56-60.

[2] Phạm Phương Anh, (2019), Xây dựng Escape Room hỗ trợ giáo dục STEM cho học sinh lớp Bốn, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3] Lê Hứa Mỹ Ngân, (2020), Vận dụng quy trình dạy học 6E vào thiết kế một số chủ đề theo định hướng STEM trong chương trình trung học cơ sở, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[4] Nguyễn Thị Nga, (2019), Tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức môn Vật lí 10, 11 trung học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025, Ban hành theo Kế hoạch số 1223/KH-BGDĐT.

[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Tài liệu hội thảo Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (14/8/2020), Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học.

[8] Sở Giáo dục và Đào tạo, (18/8/2017), Hướng dẫn thực hiện chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường trung học năm học 2017-2018, ban hành theo công văn số 2998/GDĐT-GDTrH

Bài viết cùng số