Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 432
Trung Quốc từ năm 1999 đến nay đã trải qua hai chu kì phát triển chương trình: từ Chương trình năm 2001 đến Chương trình năm 2011, từ Chương trình năm 2011 đến Chương trình năm 2022. Với mỗi chu kì phát triển khoảng 10 năm, Trung Quốc thường bắt đầu với quá trình điều tra thực trạng của chương trình trước đó để phát hiện ra những tồn tại cần được cải thiện dựa trên thực tế và yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục, thông qua đó để xem xét sửa đổi hoặc xây dựng mới. Tiếp đó là xác định định hướng, nguyên tắc, trọng điểm phát triển, điều chỉnh Chương trình; xây dựng Chương trình tổng thể rồi đến chương trình các môn học; xin ý kiến góp ý sâu rộng để hoàn hiện, thử nghiệm Chương trình mới, điều chỉnh sau thử nghiệm và ban hành bằng văn bản. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam đến năm học 2024 - 2025 sẽ được triển khai trọn vẹn ở 12 lớp và chuẩn bị bước vào chu kì điều chỉnh, phát triển chương trình. Bằng phương pháp khảo cứu tài liệu liên quan, bài viết khái quát quá trình phát triển Chương trình Giáo dục của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua, từ đó cung cấp thêm kênh tham khảo hữu ích cho công cuộc phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông của Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 450
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Vì vậy, đánh giá học sinh tiểu học cần dựa trên việc xác định những phẩm chất và năng lực mà các em hình thành được thông qua quá trình học các môn học và tham gia hoạt động giáo dục. Đánh giá là quá trình xác định mức độ thực hiện yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục và Chuẩn đánh giá phẩm chất, năng lực môn Đạo đức cấp Tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là căn cứ để cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Bài viết đề cập đến những vấn đề chung về đánh giá, Chuẩn đánh giá và đề xuất quy trình xây dựng Chuẩn đánh giá phẩm chất và năng lực môn Đạo đức cấp Tiểu học làm căn cứ cho nhà giáo dục trong việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo định hướng mà Chương trình đặt ra.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 286
Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua năng lực các môn học, trong đó có môn Mĩ thuật. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh để đảm bảo công bằng, khách quan, tính khả thi của Chương trình là hết sức cần thiết. Do vậy, việc biên soạn Chuẩn cần được triển khai nghiên cứu nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Chuẩn đánh giá năng lực còn cung cấp cho người học những thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học môn Mĩ thuật trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chương trình môn Mĩ thuật được hình thành từ các thành tố cơ bản của Chương trình (đặc điểm môn học; quan điểm xây dựng Chương trình; mục tiêu, nội dung Chương trình…). Tuy nhiên, khi xây dựng Chuẩn (đánh giá) môn Mĩ thuật, các yêu cầu cần đạt có trong nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng sẽ được sử dụng làm cơ sở thực hiện.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 321
Trong bài viết này, tác giả chủ yếu hướng dẫn thực hiện Chuẩn môn Toán cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho giáo viên, học sinh, cán bộ quản lí giáo dục, phụ huynh học sinh và minh hoạ qua một số ví dụ. Theo đó, bài viết sẽ làm rõ hơn về mục đích xây dựng và sử dụng Chuẩn; cách thiết kế dạy học dựa trên Chuẩn; cách sử dụng Chuẩn trong đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giúp học sinh biết cách tự đánh giá kết quả dựa theo Chuẩn; giúp cha mẹ học sinh biết cách sử dụng Chuẩn để giúp con em họ biết cách đánh giá thành tích sau khi học.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 325
Bối cảnh thực hiện sách giáo khoa mới là dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Do vậy, năng lực chuyên môn của giáo viên cần phải phát triển để đáp ứng. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên ở các trường tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận định hiệu quả quản lí hoạt động này còn yếu. Vì vậy, tác giả đề xuất các biện pháp tập trung nâng cao chất lượng về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá của giáo viên ở các trường tiểu học.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 333
Mĩ thuật không chỉ là một môn học mang tính sáng tạo cao mà còn đóng góp vào sự phát triển toàn diện của học sinh. Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua năng lực các môn học, trong đó có môn Mĩ thuật. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp giáo viên có thể đo lường mức độ hiểu biết, kĩ năng mức độ đạt được các mục tiêu học tập của học sinh trong học tập. Vì vậy, việc xây dựng một bộ đánh giá công cụ Chuẩn đánh giá năng lực trong môn Mĩ thuật cấp Tiểu học là cần thiết và phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo chất lượng giảng dạy và đánh giá trong lĩnh vực nghệ thuật.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 253
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại. Trong quá trình triển khai Chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc biên soạn một số sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục, đồng thời chỉ đạo việc đánh giá kết quả giáo dục dựa theo Chuẩn phẩm chất và năng lực của người học. Việc xây dựng Chuẩn đánh giá năng lực môn Âm nhạc là rất cần thiết, nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Chuẩn đánh giá năng lực còn cung cấp cho người học những thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học môn Âm nhạc trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,357
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 đặc biệt chú trọng tăng cường các bài toán thực tế so với Chương trình năm 2006. Sau một năm thực hiện, nghiên cứu đã rút ra được những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy các bài tập thực tế ở lớp 10. Giáo viên thường gặp một số khó khăn như việc xác định mục tiêu, tổ chức hoạt động, lựa chọn các bài tập thực tế khi giảng dạy và ra đề kiểm tra đánh giá. Học sinh thường gặp khó khăn và chưa sẵn sàng khi giải các bài toán có nội thực tế. Từ thực tế nêu trên, nhóm tác giả đề xuất một số biện pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc khi dạy và học các bài tập thực tế ở lớp 10, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 404
Hội nhập quốc tế là một yếu tố không thể thiếu để đáp ứng xu hướng toàn cầu và quốc tế hoá giáo dục, là mục tiêu quan trọng của thế kỉ XXI đối với nhiều quốc gia. Trong thời gian gần đây, quốc tế hoá giáo dục ở cấp học phổ thông (Mầm non - Lớp 12) đã trở thành một xu hướng nhằm chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cho thế hệ học sinh, nguồn nhân lực tương lai của mỗi quốc gia. Kết quả nghiên cứu của bài viết chỉ ra rằng, tại khu vực Châu Á, nhiều quốc gia đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hiện tượng này, thể hiện qua việc triển khai các dự án giáo dục quốc gia về hội nhập quốc tế; ví dụ, tích hợp nội dung quốc tế vào chương trình giáo dục quốc dân. Quốc tế hoá giáo dục đã thay đổi quá trình đánh giá chất lượng giáo dục, với việc lan rộng các kì thi chuẩn hóa và kì thi liên quốc gia. Cụ thể, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc khuyến khích trao đổi quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài và tích hợp nội dung chương trình quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối diện với nhiều thách thức. Do đó, cần áp dụng các giải pháp hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và trở thành một quốc gia tiên phong trong quá trình hội nhập quốc tế tại khu vực Châu Á nói chung.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 581
Phát triển hệ thống các trường phổ thông tư thục và xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và của Thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, hệ thống các trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được thành phố quan tâm và phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu học tập của số lượng học sinh sau khi hoàn thành Chương trình Giáo dục trung học cơ sở. Mặc dù vậy, mặt bằng chung về chất lượng giáo dục giữa các trường trung học phổ thông tư thục và trường trung học phổ thông công lập vẫn còn một khoảng cách lớn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là đội ngũ nhà giáo chưa được ổn định, đặc biệt là năng lực giáo dục và dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, đề xuất được các giải pháp quản lí đội ngũ giáo viên theo tiếp cận năng lực sẽ giúp khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô nói chung, giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Trên cơ sở các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và số liệu về thực trạng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông tư thục Hà Nội, bài viết đề xuất một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông tư thục Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay.