Mô hình năng lực giao tiếp trong đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

Mô hình năng lực giao tiếp trong đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

Phạm Phương Tâm * pptam@ctu.edu.vn Trường Đại học Cần Thơ Khu 2, đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Nguyễn Minh Thành mttp@ctu.edu.vn Trường Đại học Cần Thơ Khu 2, đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam
Tóm tắt: 
Việc trang bị và rèn luyện cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có được khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả trong thực tế và nhiều tình huống xã hội khác nhau đối với các cơ sở giáo dục đại học là cần thiết. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay là cần thiết có mô hình năng lực giao tiếp phù hợp để có thể triển khai trong các chương trình đào tạo trên. Trên cơ sở tham khảo và tiếp cận các mô hình năng lực giao tiếp đã và đang được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới, trong bối cảnh và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình năng lực giao tiếp gồm 4 năng lực thành phần chính đó là: năng lực ngữ pháp, năng lực diễn ngôn, năng lực văn hóa xã hội, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. Hi vọng với mô hình do nhóm tác giả đề xuất sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành và nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, đồng thời đáp ứng được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trình độ đại học trong giai đoạn hiện nay
Từ khóa: 
Flip class
chaotic class
mixed class
history teaching.
Tham khảo: 

[1] Canale, M., & Swain, M, (1980), Theoretical bases of communicative approaches to second language teaching and testing. Applied Linguistics, 1(1), https:// doi.org/10.1093/applin/1.1.1.

[2] Canale, M, (1983), From Communicative Competence to Communicative Language Pedagogy,In J. C. Richard, & R. W. Schmidt (Eds.), Language and Communication, pp.2-14, London: Longman.

[3] Celce-Murcia, M., Dörnyei, Z., & Thurrell, S, (1995), Communicative competence: A pedagogically motivated model with content specifications, Issues in Applied Linguistics, 6(2), 5-35.

[4] Chomsky, N, (1965), Aspects of the theory of syntax, Cambridge, MA: MIT Press.

[5] European Commission, (Nov2004), Key competencies for lifelong learning, a European reference framework, working Group B ‘key competencies’, Evaluation and accountability department of education and training

[6] Gonczi, A., Hager, P. & Oliver, l., (1990), Establishing Comperency-Based Standards in the Professions, Research Paper No. l, National Office of Overseas Skills Recognition, DEET (Canberra, Australian Government Publishing Service)

[7] Hoàng Phê, (2003), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng.

[8] Hội đồng biên soạn, (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam - Tập 3, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội.

[9] Hymes, D, (1972), On Communicative Competence, J.B. Pride & J. Holmes (Eds.), Sociolinguistics, Harmondsworth: Penguin

[10] UNESCO, (2008), Strategy framework for promoting ICT literacy in the Asia-pacific region, Bangkok: UNESCO Bangkok, from http://unesdoc.unesco.org/ images/0016/001621/162157e.pdf.

Bài viết cùng số